Tin mới
Đây là nội dung tại Công văn 99/TCT-CS ngày 08/01/2025 của Tổng cục Thuế về thuế giá trị gia tăng.
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở...
Từ 01/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, tỷ lệ đóng BHXH 2025 của doanh nghiệp và...
Hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được liệt kê vào một trong những hành vi vi phạm pháp...
Gần đây các vấn đề liên đến dạy thêm, học thêm nhận được nhiều sự quan tâm bởi có nhiều quy định mới tại Thông tư 29 Bộ...
Chủ đề tìm nhiều
Kinh nghiệm xử lý nên xuất thẳng hay nhập kho vật liệu, công cụ dụng cụ cho kế toán xây dựng
Kế toán xây dựng là loại kế toán tương đối khó trong các loại kế toán, đòi hỏi người kế toán có nhiều kinh nghiệm cũng như năng lực. Đặc biệt hơn về nghiệp vụ xử lý nên khi nào thì xuất thẳng vật liệu, công cụ dụng cụ, lúc nào thì cho về nhập kho. Với kinh nghiệm đội ngũ kế toán lâu năm, sau đây Kế toán Đức Minh sẽ chia sẻ những kinh nghiệm về việc xử lý nên xuất thẳng hay nhập kho vật liệu, công cụ dụng cụ cho kế toán xây dựng qua bài viết dưới đây
Để thật chi tiết và dễ hiểu, chúng ta sẽ đi sâu vào 1 ví dụ cụ thể về trường hợp công cụ dụng cụ khi nào nên xuất thẳng, khi nào nên nhập kho như sau:
Dự án xây dựng chung cư tại một tỉnh cần 200 tấn thép theo dự toán. Khi hạch toán và thi công sẽ phát sinh thêm các trường hợp sau:
1 TH1: khối lượng thực nhập, xuất trên hóa đơn < khối lượng dự toán
2 TH 02: Khối lượng hàng hóa thực nhập trên hóa đơn có giá trị lớn hơn khối lượng dự toán
TH1: khối lượng thực nhập, xuất trên hóa đơn < khối lượng dự toán
Ảnh 1: Kinh nghiệm xử lý nên xuất thẳng hay nhập kho vật liệu, công cụ dụng cụ cho kế toán xây dựng
Kế toán dự toán ghi khối lượng là 200 tấn thép nhưng hóa đơn thực nhập về có khối lượng < = 200 tấn.
Khi thực hiện nghiệp vụ này, kế toán không cần nhập kho mà xuất thẳng sử dụng qua tài khoản( TK 621)
Nợ TK 621, 1331
Có TK 111, 112, 331= 200 tấn
Các chứng từ kèm theo gồm có:
- Phiếu chi hoặc hoạch toán
- Ủy nhiệm chi nếu giá trị hóa đơn lớn hơn 20 triệu
- Hợp đồng, thanh lý tài sản, công cụ dụng cụ
- Biên bản giao hàng hoặc xuất kho bên bán
- Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn thường
Phát sinh trường hợp: Kế toán nhập kho trước xuất sau thì hạch toán như sau:
Nợ TK 152, 1331
Có TK 111,112,331= 200 tấn
Chứng từ kèm theo khi nhập nhập rồi xuất gồm có:
- Phiếu chi hoặc hoạch toán
- Phiếu nhập kho
- Ủy nhiệm chi nếu giá trị hóa đơn > 20 triệu đồng
- Hợp đồng, thanh lý
- Biên bản giao hàng hoặc xuất kho bên bán
- Hóa đơn GTGT hoặc thông thường
Sau khi nhập kho kế toán tiến hành xuất kho để sử dụng nguyên vật liệu:
Nợ TK 621
Có TK 152=100 tấn
Chứng từ cần có
- Phiếu yêu cầu vật tư
- Phiếu xuất kho
>>> Một số kiến thức cơ bản trọng tâm phải biết về kế toán xây dựng, xây lắp
>>> Đặc Điểm Của Kế Toán Xây Dựng
TH 02: Khối lượng hàng hóa thực nhập trên hóa đơn có giá trị lớn hơn khối lượng dự toán
Ảnh 2: Kinh nghiệm xử lý nên xuất thẳng hay nhập kho vật liệu, công cụ dụng cụ cho kế toán xây dựng
Khối lượng dự toán là 200 tấn thép. Nhưng hóa đơn thực nhập doanh nghiệp mua về có giá trị lớn hơn là 250 tấn, kế toán có những cách hạch toán sau.
Cách thứ 1: Nếu hàng hóa không nhập kho mà xuất thẳng sử dụng qua TK 621
Nợ TK 621, 1331
Có TK 111, 112, 331 = 250 tấn
Trường hợp này để xác định khi nào xuất thẳng, khi nào nhập kho cần chú ý với trường hợp xuất thẳng để sử dụng, giấy tờ cần những khoản sau:
- Phiếu chi hoặc hoạch toán
- Ủy nhiệm chi nếu giá trị hóa đơn > 20 triệu
- Hợp đồng, thanh lý
- Biên bản giao hàng hoặc xuất kho bên bán
- Hóa đơn GTGT hoặc thông thường
Sau khi kết thúc chương trình, kế toán tiến hành nghiệm thu kho nhập lại 50 tấn thép không dùng đến như sau
Nợ TK 152
Có TK 621= 30 tấn (kèm theo giấy tờ bắt buộc là Phiếu nhập kho)
* Lưu ý cho doanh nghiệp quyết toán khoản phát sinh thưa khi tính thuế TNDN:
Điều lưu ý trong trường hợp hạch toán khi nào nhập kho, khi nào xuất thẳng là kế toán phải bỏ số giá vốn tương đương 50 tấn thép vào chi phí quyết toán khi tính thuế TNDN. Vì khoản chi phí này chỉ được tính là chi phí kế toán, không được tính vào chi phí giảm thuế TNDN vì rất dễ bị kiểm toán để ý khi có thanh tra thuế.
Hạch toán vật tư xuấ thẳng không nhập kho
Trường hợp hàng hóa xuất thẳng được định khoản trực tiếp qua TK 621
Cách thứ 02: kế toán nhập kho rồi mới xuất (nhập đủ 250 tấn )
Thực hiện bút toán ghi nhận công nợ như sau:
Nợ TK 152, 1331
Có TK 111, 112, 331= 150 tấn
Chứng từ cần có gồm:
- Phiếu chi hoặc hoạch toán
- Phiếu nhập kho
- Ủy nhiệm chi nếu giá trị hóa đơn > 20 triệu
- Hợp đồng, thanh lý, nhượng bán tài sản, công cụ dung cụ
- Biên bản giao hàng hoặc xuất kho bên bán
- Hóa đơn GTGT hoặc thông thường
Sauk hi nhập kho đủ 250 tấn thép, kế toán tiến hành xuất kho 200 tấn như dự kiến, chứng từ cần có:
Nợ TK 621
Có TK 152= 200 tấn
+ Phiếu yêu cầu vật tư
+ Phiếu xuất kho
Hoặc kế toán có thể sử dụng cả 2 cách hạch toán trường hợp nhập rồi mới xuất như sau:
Nợ TK 621
Có TK 111, 112, 331= 200 tấn
Nợ TK 152
Có TK 111,112, 331= 50 tấn
Chứng từ kèm theo:
- Phiếu chi hoặc hoạch toán
- Phiếu nhập kho tương đương 200 tấn
- Phiếu nhập kho xuất thẳng
- Ủy nhiệm chi nếu giá trị hóa đơn > 20 triệu
- Hợp đồng, thanh lý
- Biên bản giao hàng hoặc xuất kho bên bán
- Hóa đơn GTGT hoặc thông thường
=> Tùy vào từng trường hợp mà kế toán linh hoạt, chủ động trong việc xử lý, lúc nào nên xuất thẳng, lúc nào nên nhập khi vật liệu, công cụ dụng cụ
- Ngọc Anh –
>>>Công việc của kế toán xây dựng- đơn giản mà không hề dễ
>>> Kế toán xây dựng khó hay dễ???
>>> Kế toán phải làm sao với số liệu của bên kỹ thuật sau khi đã bóc tách dự toán xây dựng?
>>> Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng xây lắp không phải ai cũng biết
>>> Khoá học nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp xây lắp xây dựng
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Kinh nghiệm để kế toán tránh mất tiền oan khi ghi nhận doanh thu - Kế toán Đức Minh. (20/12)
- Hạch toán thế nào trong trường hợp biếu tặng quà thay trả lương ? (19/12)
- Hướng dẫn cách rà soát mã số BHXH trực tuyến một cách đơn giản - Kế toán Đức Minh (19/12)
- Kiểm toán nội bộ - hứa hẹn là xu hướng tuyển dụng năm 2018 (18/12)
- 5 loại hoá đơn quan trọng mà kế toán cần phải biết – Kế toán Đức Minh (16/12)
- Mua hàng mà không cần hóa đơn đầu vào trong trường hợp nào mà vẫn được khấu trừ vào chi phí thuế TNDN (15/12)
- Thế nào là thuế gián thu – thuế trực thu? So sánh thuế gián thu - thuế trực thu (14/12)
- Từ ngày 01/01/2018, 9 khoản được trừ khi tính thuế TNDN đối với công ty xổ số (12/12)
- Quy định thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng (11/12)
- Một số ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu – Kế toán Đức Minh (08/12)