Tin mới

Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài 2024 thế nào?
Doanh nghiệp Việt Nam có quyền tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu...
Không đăng ký chương trình khuyến mại có bị phạt không?
Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại mà không đăng ký chương trình khuyến mại thì có bị xử phạt hay không? Mức xử...
Hoạt động khuyến mại nào phải đăng ký? Thủ tục như thế nào?
Những hoạt động khuyến mại phải đăng ký bao gồm gì? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký hoạt động khuyến mại? Hồ sơ đăng...
Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Doanh nghiệp cần làm gì để quản trị rủi ro pháp nhân thương mại? – Kế toán Đức Minh

01/03/2018 08:28

Nhằm hạn chế những rủi ro trong việc điều hành doanh nghiệp, các chủ đầu tư cũng như nhà quản lý trong doanh nghiệp phải nắm bắt cũng như xác định được các pháp nhân thương mại được quy định trong Bộ luật Hình sự. Nội dung cụ thể của việc quản trị rủi ro pháp nhân thương mại là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé.

Doanh nghiệp cần làm gì để quản trị rủi ro pháp nhân thương mại? – Kế toán Đức Minh

1. Pháp nhân thương mại là gì?

Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 “pháp nhân thương mại” được định nghĩa như sau:

-  Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

- Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

- Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

33 tội danh pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 214 và Điều 215 Bộ luật Hình sự 2015 và Khoản 11 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017. Trong đó, phần lớn các tội danh liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của pháp nhân thương mại như tội trốn thuế; tội buôn lậu; tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động... Ngoài ra, có những tội danh ít liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của pháp nhân thương mại như: tội tài trợ khủng bố và tội rửa tiền.

Theo Điều 75 BLHS năm 2015, điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại gồm:

a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại

b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định tại Điều 33 BLHS năm 2015:

- Hình phạt chính: Phạt tiền; Đình chỉ hoạt động có thời hạn; Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

- Hình phạt bổ sung: Cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; Cấm huy động vốn; Phạt tiền, khi không áp dụng hình phạt chính.

3. Doanh nghiệp cần làm gì để quản trị rủi ro pháp nhân thương mại?

Doanh nghiệp cần làm gì để quản trị rủi ro pháp nhân thương mại?

Doanh nghiệp cần làm gì để quản trị rủi ro pháp nhân thương mại?

Theo Công ty luật LPVN, có bốn bước cơ bản các chủ doanh nghiệp có thể tham khảo để xây dựng quy trình quản trị rủi ro pháp lý và tuân thủ nội bộ.

Bước 1: Định vị rủi ro

Tiến hành rà soát lại toàn bộ chính sách, quy trình, quy chế, các văn bản, chứng từ... thuộc hồ sơ pháp lý doanh nghiệp, từ vấn đề quản trị công ty, kinh doanh, giao dịch, quản lý lao động, thuế, BHXH, chăm sóc khách hàng, xử lý rủi ro... để đưa ra báo cáo rà soát pháp lý công ty.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần phân biệt về rủi ro pháp lý và rủi ro tuân thủ nhằm thiết lập các phòng ban phù hợp theo quy mô của mỗi công ty.

Rủi ro tuân thủ là những nguy cơ phát sinh từ việc không chấp hành đúng các quy định về pháp luật và các chuẩn mực mà chủ thể pháp lý tự đặt ra. Quản trị rủi ro tuân thủ là quá trình kiểm soát yếu tố chấp hành đúng quy định luật pháp và nội bộ doanh nghiệp.

Rủi ro pháp lý là những nguy cơ từ các sự kiện pháp lý liên quan đến hệ thống pháp luật trong nước, các điều ước quốc tế và luật pháp quốc tế. Quản trị rủi ro pháp lý là quá trình nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro lên hoạt động kinh doanh.

Bước 2: Thiết lập quy trình

Doanh nghiệp cần soạn thảo các quy trình liên quan đến từng hoạt động của công ty và có sự thống nhất theo quy chuẩn nào đó, ví dụ ISO... và được thông qua bởi người có thẩm quyền để công bố cho toàn công ty. Các điều khoản về Quyền miễn trừ cần được lồng ghép vào các quy định này.

Bước 3: Cam kết nhân sự

Ở các phòng ban hoặc nhân sự chủ chốt, ví dụ như phòng tài chính, kế toán trưởng...cần có những cam kết về trách nghiệm, bao gồm cam kết về tuân thủ pháp luật và tự chịu trách nghiệm. Các cam kết có thể thuộc quy chế phân quyền và giới hạn trách nhiệm cá nhân và doanh nghiệp.

Bước 4: Thực thi thống nhất

Việc ban hành quy trình và chính sách kinh doanh cần thể hiện qua các Công bố miễn trừ trách nhiệm gửi đến toàn bộ nhân sự và công khai tại nơi làm việc. Việc minh bạch hóa và tách bạch này sẽ bảo vệ cho doanh nghiệp tránh các rủi ro hình sự từ cá nhân và CEO

Để biết thêm thật nhiều thông tin và kiến thức kế toán hữu ích, mời các bạn xem thêm tại website: http://ketoanducminh.edu.vn và download tài liệu miễn phí tại: http://112doc.com/

- Ngọc Anh-

=>>> Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán doanh nghiệp thương mại- Kế toán Đức Minh

=>>> Quản trị nhân sự là gì? Vai trò của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp

=>>> Kế toán quản trị là gì? Nội dung cơ bản của kế toán quản trị doanh nghiệp

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN