Tin mới

Hướng dẫn bút toán kết chuyển thuế GTGT theo Thông tư 200 và 133 – Kế toán Đức Minh.
Bút toán kết chuyển thuế GTGT đóng vai trò quan trọng đối với nghiệp vụ kế toán thuế của doanh nghiệp. Hàng tháng, căn...
Hướng dẫn xuất hóa đơn GTGT cho cá nhân – Kế toán Đức Minh.
Xuất hóa đơn GTGT cho cá nhân là một thủ tục khá đơn giản nhưng cần tuân thủ đúng quy định để đảm bảo tính chính xác và...
Những điều cần biết về hủy hóa đơn VAT đã kê khai – Kế toán Đức Minh.
Việc hủy hóa đơn VAT đã kê khai là một vấn đề khá phức tạp và cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật....
Đào tạo tin học văn phòng cho CBCNV công ty Hino Motos Việt Nam
Để phổ cập kiến thức tin học văn phòng cho các công nhân viên nhà máy Hino Motos Việt Nam. Ban lãnh đạo công ty đã liên...
Biên bản điều chỉnh hóa đơn VAT là gì? Những lưu ý khi lập biên bản điều chỉnh – Kế toán Đức Minh.
Biên bản điều chỉnh hóa đơn VAT được sử dụng rất nhiều trong nghiệp vụ kế toán. Tuy nhiên, việc sử dụng các biên bản...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Những công việc mà các kế toán phải làm cuối năm – Kế toán Đức Minh

15/12/2017 02:05

Cuối năm là thời gian vô cùng bận rộn của các kế toán bởi phải tổng hợp cũng như sắp xếp lại tất cả chứng từ trong suốt một năm. Mỗi kế toán có một nhiệm vụ riêng và những công việc vào cuối năm riêng.  Để nắm bắt được những công việc đó, các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Những công việc mà các kế toán phải làm cuối năm – Kế toán Đức Minh

Công việc kiểm kê cuối năm là công việc quan trọng nhất. Số liệu kiểm kê sẽ là căn cứ để kế toán kiểm tra, đối chiếu các số liệu được theo dõi trên sổ sách trong 1 năm.

Căn cứ theo Quyết định thành lập Hội đồng kiểm kê của Giám đốc, các thành viên trong Hội đồng kiểm kê sẽ tiến hành kiếm kê. Hội đồng Kiểm kê thường bao gồm:

  • Một thành viên trong Ban Giám đốc
  • Bộ phận Kỹ thuật
  • Bộ phận Kế toán
  • Kho – Quỹ
  • Bảo vệ
  • Bộ phận quản lý, sử dụng tài sản

- Việc kiểm kê có thể kéo dài từ vài ngày đến một tháng tùy theo Quy mô của Công ty và tình hình Quản lý hiện vật của đơn vị. Căn cứ vào tình hình thực tế Quản lý và kinh nghiệm từ các năm trước để đơn vị bố trí thời gian kiểm kê sớm hoặc muộn. Hội đồng Kiểm kê có trách nhiệm ghi đúng, đủ các nội dung của cuộc kiểm kê, ký vào Biên bản kiểm kê trình Ban Giám đốc, đưa ra nguyên nhân và đề xuất phương án xử lý khi có sự chênh lệch thừa/thiếu so với sổ sách kế toán theo dõi.

* Các tài sản cần kiểm kê gồm

  • Quỹ tiền mặt.
  • Công cụ dụng cụ, hàng hoá vật tư
  • Tài sản cố định

1. Công việc cuối năm của kế toán công nợ nội bộ

Công việc cuối năm của kế toán công nợ nội bộ

Công việc cuối năm của kế toán công nợ nội bộ

- Hội đồng kiểm kê có trách nhiệm kiểm kê số tiền còn tồn tại quỹ vào thời điểm ngày 31/12, bao gồm cả tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá và vàng bạc, kim loại quý đá quý (nếu có), đối chiếu với số dư tiền mặt theo dõi trên Sổ kế toán tiền mặt. Nếu có sự chênh lệch thừa/ thiếu giữa sổ sách và thực tế, thủ quỹ và kế toán phải đối chiếu lại chứng từ sổ sách và tìm rõ nguyên nhân.

Kết quả kiểm kê quỹ này là căn cứ để kế toán Thu – chi (Kế toán tiền mặt) chốt số liệu ghi sổ tại ngày 31/12.

- Tổng hợp các khoản tiền lương và các khoản liên quan đến người lao động trong năm, đã thanh toán/còn nợ/phải thu hồi, xử lý.

Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp, kế toán tổng hợp tiền lương cho nhân viên trong đơn vị (theo thời gian hoặc theo sản phẩm), các khoản sắp phải chi, đối ứng với các khoản tạm ứng đến thời hạn thu hồi nhưng chưa thu hồi.

Rà soát lại những khoản chi cho người lao động trong năm chưa thực hiện, các khoản thuế, bảo hiểm khấu trừ còn chưa thực hiện.

Đề xuất các khoản tiền thưởng, tiền lương tháng 13 cho giám đốc.

>>>Kế toán công nợ và những sai sót mà kế toán cần chú ý

>>> Hướng dẫn làm kế toán nội bộ chi tiết, cụ thể - Kế toán Đức Minh

>>> Kinh nghiệm làm kế toán công nợ trong doanh nghiệp thực tế

2. Công việc cuối năm của kế toán vật tư

 Công việc cuối năm của kế toán vật tư

Công việc cuối năm của kế toán vật tư

Kế toán vật tư cung cấp các số liệu trên sổ sách về số lượng các kho đang có tại doanh nghiệp: Kho nguyên vật liệu, Kho công cụ dụng cụ, Kho thành phẩm, Kho hàng hóa, hàng hóa gửi đi bán, công cụ dụng cụ đã được xuất dùng… Sổ kho sẽ làm cơ sở để tiến hành kiếm kê và đối chiếu số liệu thực tế khi kiểm kê.

Với các đơn vị sản xuất và xây dựng, công việc kiểm kê còn bao gồm:

+ Đối với đơn vị sản xuất: Kế toán vật tư tổng hợp số liệu các sản phẩm đang được sản xuất tại đơn vị, tập hợp số liệu cho Hội đồng kiểm kê. Căn cứ vào số liệu của kế toán vật tư, Hội đồng Kiểm kê đánh giá % hoàn thành của các sản phẩm dở dang. Số liệu này thường được sử dụng để tính lương cho công nhân đối với các đơn vị áp dụng phương pháp tính lương theo sản phẩm, và xác chi phí dở dang cuối kỳ.

+ Đối với các đơn vị xây dựng: Kế toán vật tư tổng hợp các số liệu vật tư, các yếu tố chi phí khác đã đưa vào công trình. Căn cứ vào số liệu này, cùng với dự toán và Hợp đồng xây dựng đã ký kết, Hội đồng kiểm kê đánh giá % hoàn thành công trình.

3. Công việc cuối năm của kế toán tài sản cố định

Công việc cuối năm của kế toán tài sản cố định

Công việc cuối năm của kế toán tài sản cố định

Kế toán theo dõi tài sản cố định sẽ tổng hợp toàn bộ các tài sản mà mình đang theo dõi, căn cứ vào mã tài sản để tập hợp, cung cấp các số liệu này cho Hội đồng kiểm kê. Mã tài sản thường trùng với mã kiểm kê và được đánh dấu trên tài sản, dễ cho việc quản lý tài sản và kiểm kê các kỳ tiếp theo.

Trong quá trình kiểm kê, Hội đồng Kiểm kê sẽ đánh giá tình trạng hoạt động của Tài sản: (Mới, tốt, bình thường ở mức…..%, đã cũ, dự kiến thời gian phải thay thế, kiểm kê các thiết bị kèm theo của Tài sản; Tài sản cần thanh lý; Các tài sản không còn giá trị sử dụng nhưng chưa được thanh lý và vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị; Các tài sản đơn vị mượn, thuê của đơn vị khác…)

>>> Kế toán tài sản cố định làm những công việc gì?

>>> Quy trình kiểm kê tài sản cố định trong doanh nghiệp  - Kế toán Đức Minh

4. Công việc cuối năm của kế toán tổng hợp

Công việc cuối năm của kế toán tổng hợp

Công việc cuối năm của kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp có trách nhiệm tập hợp, kiểm soát số liệu từ tất cả các kế toán chi tiết,đưa ra các số liệu tổng kết cuối năm về giá thành, doanh thu; Đưa ra sơ bộ kết quả kinh doanh trong năm để Ban lãnh đạo có căn cứ về kế hoạch lương, thưởng; Xác định hoặc đề xuất lập dự phòng, nợ phải thu khó đòi; Lập các báo cáo quản trị khác theo yêu cầu của Kế toán trưởng hoặc Ban lãnh đạo Công ty; Lập các báo cáo tài chính và khóa sổ kế toán.

Kế toán tổng hợp có trách nhiệm giám sát, hỗ trợ về nghiệp vụ cho Kế toán chi tiết, đánh giá về quá trình làm việc của bộ phận kế toán trong năm, đề xuất các phương án khắc phục những nhược điểm, phát huy thế mạnh của bộ phận kế toán (nếu có).

>>> Công việc của kế toán tổng hợp tại Doanh nghiệp vừa và nhỏ

>>> Một vài kinh nghiệm làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế

5. Công việc cuối năm của Kế toán trưởng

Công việc cuối năm của Kế toán trưởng

Công việc cuối năm của Kế toán trưởng:

Công việc của kế toán trưởng là đảm bảo cho công việc của tất cả các phần hành được diễn ra trôi chảy, quá trình kiểm kê được diễn ra nhanh chóng, chính xác, các kế hoạch tài chính được thuận lợi. Đồng thời, kế toán trưởng sẽ có đánh giá về quá trình làm việc của Bộ phận kế toán, đề xuất tăng lương/thưởng, căn cứ vào kế hoạch kinh doanh năm tới để đưa ra kế hoạch về nhân sự, sắp xếp lại bộ phận kế toán cho hợp lý.

Kế toán trưởng còn có trách nhiệm đưa ra các Báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban giám đốc, Ban quản trị đơn vị; Đề xuất các biện pháp quản lý về tài chính để đảm bảo công tác Kế toán – Tài chính của đơn vị ở trong điều kiện tốt nhất cho các hoạt động trong tương lai.

>>> Các công việc cơ bản của người kế toán trưởng

>>> Kế toán trưởng doanh nghiệp và một số quy định

- Ngọc Anh –

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN