Tin mới

Những công việc kế toán, nhân sự mà doanh nghiệp cần làm trong tháng 09/2024 – Kế toán Đức Minh.
Tháng 9 này kế toán, nhân sự cần chú ý những công việc gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây...
Những điều kế toán mới ra trường cần phải biết
Kết thúc những ngày tháng tươi đẹp của một thời sinh viên các bạn sẽ phải đối mặt với những thử thách vô cùng khó khăn...
Cách viết một đơn xin việc đối với kế toán và những lưu ý khi gửi hồ sơ xin việc.
Bất cứ ai trong đời cũng phải đi xin việc ít thì cũng một lần và đa số là đi xin việc nhiều lần. Đặc biệt đối với các...
QUY TRÌNH KẾ TOÁN THEO DÕI CÔNG NỢ
Quy trình kế toán công nợ phải trả liên quan chặt chẽ đến quy trình kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp bao gồm quy trình...
Hạch toán thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là thuế gián thu phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cách hạch toán thuế tài...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Hướng dẫn làm kế toán nội bộ chi tiết, cụ thể - Kế toán Đức Minh

03/11/2017 02:29

Thế nào là kế toán nội bộ? Công việc chi tiết của kế toán nội bộ là làm những gì? Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh xin chia sẻ hướng dẫn cụ thể chi tiết công việc của một kế toán nội bộ cho bạn đọc cùng biết nhé!

Hướng dẫn làm kế toán nội bộ chi tiết, cụ thể - Kế toán Đức Minh

 

Bạn là người chuẩn bị bước chân vào kế toán thực tế và khởi nghiệp với kế toán nội bộ. Nhưng bạn vẫn còn băn khoăn chưa hiểu rõ thế nào là kế toán nội bộ và công việc mình phải làm là gì?  Vậy thì hãy đọc kỹ bài viết sau nhé!

1.Thế nào là kế toán nội bộ?

Kế toán nội bộ trong công ty là tập hợp tất cả các phát sinh thực tế, từ những phát sinh không có hóa đơn chứng từ, qua đó để lấy căn cứ xác định lỗ – lãi thực tế của công ty.
Kế toán nội bộ trong công ty sẽ có trách nhiệm phát hành, kiểm tra và kiểm soát tình hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán nội bộ và luân chuyển theo đúng trình tự. Bên cạnh đó người kế toán nội bộ còn phải hạch toán, lưu trữ các chứng từ nội bộ; lập các báo cáo vào hàng tuần, tháng, quý hoặc các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của người quản lý. Kiểm soát và phối hợp thực hiện công việc đối với các kế toán nội bộ khác.
Ngoài ra , kế toán nội bộ có thể được giao nhiệm vụ thống kê, phân tích số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty để có thể đưa ra những kiến nghị tốt cho giám đốc điều hành.

2.Công việc của kế toán nội bộ phải làm những gì?

Kế toán nội bộ cần phải đảm nhiệm tất cả những công việc ghi chép sổ sách hoạt động diễn ra hàng ngày. ví dụ như:

 + Làm các loại phiếu (thu, chi, xuất).

+ Nhập dữ liệu theo dõi chi phí

+ Lập phiếu thu, chi, chứng từ giao dịch ngân hàng.

+ Lập bút toán điều chỉnh tỷ giá và các điều chỉnh liên quan của các bộ phận, khách hàng, nhà cung cấp

+ Lập các báo cáo về công nợ, và các báo cáo liên quan đến phần hành mình quản lý

+ Theo dõi mọi công nợ sát sao, giao dịch với đối tác đòi nợ trả đúng hạn.

+ Theo dõi BHXH,BHYT.

+ Theo dõi các thể loại hợp đồng kinh doanh.

+ Theo dõi công nợ phải thu, phải trả

+ Làm chi tiết và giải thích số dư các tài khoản do mình quản lý;

+ Hạch toán doanh thu, chi phí, phân bổ các chi phí dài hạn;

+ Quản lý quỹ tiền mặt, theo dõi thu – chi cho văn phòng

+ Quản lý các khoản công nợ, đôn đốc và thu hồi công nợ

+ Kiểm tra hóa đơn đầu vào, đầu ra, nhập liệu vào phần mềm kế toán hàng tháng

+ Tổng hợp báo cáo theo yêu cầu.

+ Thực hiện công tác kế toán thu chi tiền mặt, tạm ứng bằng tiền mặt (chỉ đối với các khoản tạm ứng không nằm trong các công trình do kế toán công trình theo dõi), định kỳ hàng tuần đối chiếu số dư tiền mặt với thủ qũy

+ Kiểm soát doanh thu, chi phí để đảm bảo các khoản doanh thu, chi phí đã được ghi nhận đúng;
Ngoài ra kế toán nội bộ còn có thể làm những việc như:

+ Xác nhận (Release) hoá đơn bán hàng, chứng từ thanh toán

+ Kiểm tra giá trị hàng hoá mà khách hàng muốn mua, hay kiểm tra hạn mức tín dụng, thời hạn thanh toán mà công ty chấp nhận cho từng khách hàng.

+ Kiểm tra số lượng hoá hoá cũng như chủng loại, mẫu mã, phụ kiện đi kèm, giá bán và thời hạn thanh toán.

+ Kiểm tra chi tiết công nợ của từng khách hàng căn cứ theo từng chứng từ phát sinh công nợ, hạn thanh toán, số tiền khách đã quán hạn và báo cho bộ phận bán hàng, cám bộ thu nợ và cán bộ quản lý cấp trên.

+ Kiểm tra chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp, từng bộ phận căn cứ theo chứng từ hoá đơn phát sinh công nợ phải trả, hạn thanh toán, số tiền khách nợ quá hạn và báo cho bộ phận mua hàng và các cán bộ quản lý cấp trên.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Huyen Babi-

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN