Tin mới
Xuất hóa đơn 2 loại thuế suất như thế nào? Quy định giảm thuế được áp dụng từ 1/7/2024 theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP dẫn...
Khi người lao động làm việc tại các doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ tiến hành kê khai thuế TNCN cho nhân viên và nhân...
Thuế trước bạ mua bán chung cư là cách gọi dùng để chỉ tiền lệ phí trước bạ khi người dân mua bán chung cư. Tùy từng...
Thuế trước bạ là khoản tiền phải nộp khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, ô tô, xe máy. Bài viết hướng...
Người lao động được Cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả tiền nghỉ ốm là một trong những quyền lợi cơ bản khi tham gia bảo...
Chủ đề tìm nhiều
Kế toán sửa chữa tài sản cố định
Tài sản cố định cũng là một phần trong doanh nghiệp. Đây được coi là giá trị cốt lõi của bộ máy DN. Một doanh nghiệp không thể hoạt động khi không có tài sản. Qua năm tháng tài sản cố định sẽ bị hao mòn dần. Vậy kế toán sửa chữa tài sản cố định như thế nào đối với doanh nghiệp. Hôm nay Kế toán Đức Minh sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nhé!
Trong quá trình hoạt động, sử dụng, TSCĐ sẽ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhằm đảm bảo cho tài sản cố định vẫn có thể hoạt động bình thường trong suốt thời gian sử dụng, vận hành thì doanh nghiệp phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ khi bị hư hỏng.
I. Phân loại sửa chữa TSCĐ trong DN.
1. Căn cứ theo quy mô sửa chữa TSCĐ.
Dựa theo quy mô thực hiện sửa chữa TSCĐ thì công việc sửa chữa tài sản cố định được chia làm 2 loại như sau:
+ Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng:
Đây là hoạt động sửa chữa nhỏ, bảo trì, bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho tài sản cố định có thể hoạt động tốt, bình thường. Công việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên và thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa thường phát sinh không lớn do vậy kế toán thực tế không phải lập dự toán.
+ Sửa chữa lớn:
Đây là hoạt động mang tính chất khôi phục, nâng cấp hoặc cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu đẩm bảo kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất và hiệu suất hoạt động của tài sản. Thời gian tiến hành sửa chữa lớn thường dài và mức chi phí phát sinh nhiều. Do vậy doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch dự toán cho từng công trình sửa chữa lớn.
2. Căn cứ vào phương thức tiến hành sửa chữa TSCĐ
Dựa theo phương thức tiến hành sửa chữa TSCĐ theo 2 phương thức sau:
+ Phương thức thuê ngoài:
Doanh nghiệp sẽ tổ chức cho các đơn vị bên ngoài đấu thầu hoặc giao thầu sửa chữa và ký hợp đồng sửa chữa với đơn vị trúng thầu hoặc nhận thầu. Hợp đồng phải quy định rõ về giá giao thầu sửa chữa tài sản cố định, thời gian giao nhận, nội dung công việc sửa chữa… Hợp đồng giao thầu sửa chữa TSCĐ sẽ là cơ sở để doanh nghiệp quản lý, kiểm tra, điều hành công tác sửa chữa TSCĐ.
+ Phương thức tự làm:
DN phải chi trả ra các khoản chi phí sửa chữa cho TSCĐ như: chi phí vật liệu, phụ tùng hay nhân công… Công việc sửa chữa TSCĐ có thể được thực hiện bởi bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ hay bộ phận sản xuất kinh doanh phụ của DN thực hiện.
II. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ khi phát sinh thường được kế toán hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận có tài sản cố định sửa chữa.
1. Nếu TSCĐ do bộ phận có tài sản tự tiến hành sửa chữa
- Với trường hợp bộ phận có TSCĐ tự tiến hành sửa chữa, kế toán ghi sổ như sau:
Nợ 627/641/642 (Nếu chi phí sửa chữa nhỏ)
Nợ 142 (nếu chi phí sửa chữa cần phân bổ dần)
Có 111/152/334….
- Đồng thời kế toán xác định mức phân bổ tính vào chi phí SXKD từng kỳ:
Nợ 627/641/642
Có 142: CP trả trước.
2. Nếu do bộ phận phụ tiến hàng sửa chữa.
Trường hợp TSCĐ được bộ phận phụ thực hiện tiến hành sửa chữa mà chi phí không tập hợp riêng cho bộ phận phụ thì kế toán thực hiện hạch toán như nghiệp vụ 1 bên trên.
3. Nếu sửa chữa do bộ phận phụ và DN có tập hợp riêng chi phí
Trường hợp TSCĐ do bộ phận phụ tiến hành sửa chữa mà doanh nghiệp có tập hợp chi phí riêng cho từng bộ phận sản xuất phụ thì kế toán thực hiện tập hợp chi phí để tính giá thành công trình sửa chữa. Sau đó phân bổ gia thành dịch vụ sửa chữa cho bộ phận sử dụng tài sản đó.
+ Khi chi phí sửa chữa phát sinh, kế toán hạch toán ghi sổ như sau:
Nợ 621/622/627
Có 111/152/153/154…
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí cho bộ phận sản xuất phụ thì kế toán ghi sổ:
Nợ 154- chi tiết bộ phận sản xuất phụ
Có 621/622/627
+ Khi thực hiện bàn giao TSCĐ sửa chữa hoàn thành cho bộ phận sử dụng thì căn cứ giá trị lao vụ sửa chữa hoàn thành do bộ phận sản xuất phụ cung cấp, kế toán ghi sổ:
Nợ 627/641/642 (Nếu chi phí sửa chữa nhỏ)
Nợ 142 (nếu chi phí sửa chữa cần được phân bổ)
Có 154- chi tiết cho phân xưởng sản xuất phụ.
Đồng thời xác định mức phân bổ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dụng TSCĐ từng kỳ. Kế toán hạch toán ghi sổ như sau:
Nợ 627/641/642
Có 142: Chi phí trả trước.
4. Nếu thuê bên ngoài sửa chữa TSCĐ
Trường hợp DN thuê ngoài sửa chữa TSCĐ thì số tiền phải trả cho đơn vị sửa chữa, kế toán ghi:
Nợ 627/641/642/142
Nợ 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có 111/331…
III. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ
Để phản ánh tình hình sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán sử dụng TK 241: xây dựng cơ bản dở dang (TK cấp 2: 2413- sửa chữa lớn TSCĐ).
Phương pháp kế toán sửa chữa lớn TSCĐ trong các trường hợp cụ thể như sau:
1. Nếu DN có kế hoạch sửa chữa ngay từ đầu năm
Khi doanh nghiệp đã lên kế hoặc sửa chữa lớn TSCĐ từ đầu năm thì DN có thể trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch cụ thể:
a. Hàng kỳ, kế toán trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch, ghi sổ:
Nợ 627/641/642
Có 335: Chi phí phải trả
b. Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi:
Nợ 2143: sửa chữa lớn tài sản cố định.
Có 111/152/153/214/334/338…
c. Khi công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi:
Nợ 335: CP phải trả
Có 2413: Sửa chữa lớn TSCĐ
d. Kế toán tiến hành xử lý số chênh lệch số chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh so với số được trích trước theo kế hoạch (nếu có). Kế toán ghi sổ:
+ Nếu số phát sinh thực tế lớn hơn số trích trước thì sẽ trích bổ sung:
Nợ 627/641/642…
Có 335: Chi phí phải trả
+ nếu số thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trước thì ghi giảm chi phí (theo Luật thuế TNDN và QĐ 206 về trích và quản lý khấu hao TSCĐ) hoặc ghi tăng thu nhập khác ( căn cứ theo VAS 15), kế toán ghi:
Nợ 335: CP phải trả
Có 627/641…
Hoặc Có 711: Thu nhập khác
2. Nếu doanh nghiệp không có kế hoạch trích trước.
Trường hợp DN không có kế hoạch trích trước thì DN sẽ phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn vào các đối tượng có liên quan.
a. Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán thực tế ghi sổ:
Nợ 2413: sửa chữa lớn TSCĐ.
Có 111/112/331…
b. Khi công trình sửa chữa lớn đã hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn để phân bổ dần. Kế toán ghi sổ:
Nợ 142/242
Có 2413: sửa chữa lơn TSCĐ
c. Phân bổ chi phí từng kỳ vào các đối tượng sử dụng có liên quan, ghi sổ:
Nợ 627/642/642
Có 142/242
3. Sửa chữa lớn mang tính chất nâng cấp, cải tạo
Doanh nghiệp thực hiện sửa chữa lớn TSCĐ mang tính chất nâng cấp, cải tạo làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Các trường hợp ghi sổ cụ thể như sau:
a. Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn mang tính chất nâng cấp, cải tạo TSCĐ hữu hình sau ghi nhận ban đầu. Kế toán ghi sổ:
Nợ 241: xây dựng cơ bản dở dang
Có 111/152/331/334…
b. Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành đưa TSCĐ vào sử dụng
+ Những chi phí phát sinh không thoả mãn yêu cầu tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, kế toán ghi:
Nợ 627/641/642 (nếu chi phí sửa chữa nhỏ)
Nợ 142/242 (nếu chi phí sửa chữa lớn)
Có 241: Xây dựng cơ bản dở dang
+ Những chi phí phát sinh mà thoả mãn tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình thì kế toán ghi sổ:
Nợ 211: TSCĐ hữu hình
Có 241: xây dựng cơ bản dở dang
Kế toán sửa chữa TSCĐ cũng là một phần không thể thiếu trong DN. Hy vọng bài viết trên giúp bạn đọc xử lý được các tình huống khi DN thực hiện sửa chữa TSCĐ.
Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!
>>> Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo TT200.
>>> Khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp
Huyen Babi - Kế toán Đức Minh
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp (11/10)
- Kỳ kế toán và những điều cần biết. (10/10)
- Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất (10/10)
- Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất (10/10)
- Hướng dẫn về phiếu xuất kho chuẩn theo quy định mới nhất (08/10)
- Cách viết phiếu thu chuẩn không cần chỉnh (08/10)
- Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán (07/10)
- Kế toán chiết khấu thương mại (07/10)
- Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại (06/10)
- Khái quát làm kế toán doanh nghiệp thương mại dịch vụ trong doanh nghiệp (04/10)