Tin mới
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội được quy định như thế nào? Các tiêu chí để trở thành doanh nghiệp xã hội theo...
Thủ tục đổi tên doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Hồ sơ thay đổi tên công ty đầy đủ chuẩn nhất theo luật doanh...
Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh như thế nào? Các trường hợp và thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận hộ...
Thành lập doanh nghiệp sản xuất thuốc lá như thế nào? Hồ sơ thành lập như thế nào? Thủ tục thành lập ra sao? Pháp luật...
Doanh nghiệp chưa hoạt động có phải kê khai thuế? Các loại báo cáo cần phải kê khai trong doanh nghiệp theo quy định...
Chủ đề tìm nhiều
Lao động học việc có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Lao động học việc có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không? Nếu phải chịu thuế thu nhập cá nhân thì tính như thế nào?Sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ trả lời câu hỏi trên và hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân với lao động học việc

1. Lao động học việc có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Theo Cục Thuế Hà Nội, căn cứ vào Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân: “Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập”.
Đối với trường hợp doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động mà ký hợp đồng học việc với nhân viên thực tập thì khi chi trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên doanh nghiệp sẽ phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho nhân viên thực tập.
Đối với trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, đối với khoản trợ cấp thôi việc, người lao động nghỉ việc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của người lao động. Còn đối với khoản tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công chi trả cho người lao động thì khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
Riêng đối với khoản hỗ trợ tài chính mà doanh nghiệp trả thêm cho người lao động sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động, nếu khoản chi này từ 2 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo mức 10% trên tổng thu nhập chi trả.
>>> Những quy định về thuế thu nhập cá nhân
2. Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân cho lao động học việc như sau
Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân cho lao động học việc
Tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 trở lên với lao động học việc như sau:
- Đối với cá nhân Cư trú: khấu trừ 10% tổng thu nhập trả/lần (không phân biệt có mã số thuế hay không).
Ví dụ:
Bạn Nguyễn Minh Trang , ký hợp đồng lao động thử việc 2 tháng với công ty Kế Toán Đức Minh, lương thử việc của Trang gồm có: Lương chính là 3.5 triệu, phụ cấp tiền ăn trưa 400.000, phụ cấp xăng xe 200.000
- Khi trả lương cho Trang, Kế Toán Đức Minh sẽ phải khấu trừ tiền thuế TNCN tại nguồn 10% như sau:
Thuế TNCN = (3.500.000 + 400.000+ 200.000) * 10% = 410.000
(Tiền ăn, lương tăng ca của lao động vãng lai (ký dưới 3 tháng) không được miễn thuế TNCN)
>>> Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất
Chú ý:
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (Cam kết 02/CK-TNCN - Theo mẫu tại Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.)
- Ngọc Anh –
>>> Nhân viên thử việc có phải đóng BHXH & công văn tiếp nhận thế nào?
>>> Cách xác định thuế TNCN đối với khoản thanh toán khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Thời điểm mà doanh nghiệp phải đóng BHXH-BHYT cho người lao động là khi nào? (02/11)
- Khoản chi hoa hồng môi giới trong doanh nghiệp- Kế toán Đức Minh (02/11)
- Sai tên hàng hoá, kế toán có bắt buộc phải lập hoá đơn điều chỉnh không? (02/11)
- Chi phí lãi vay khi chưa góp đủ vốn có được tính chi phí được trừ không?- Kế toán Đức Minh (02/11)
- Kế toán lựa chọn làm báo cáo tài chính lỗ hay lãi để có lợi cho doanh nghiệp? (01/11)
- Thế nào là hệ số nợ? Hệ số thanh toán? Ý nghĩa các hệ số trên – Kế toán Đức Minh (01/11)
- Từ vựng Tiếng Trung chuyên ngành kế toán phần 1 (31/10)
- Phân biệt giữa kế toán và kiểm toán- Nhiều người hay mắc phải (31/10)
- Nghề kế toán - Nghề vàng chưa được khai thác hết- Kế toán Đức Minh (31/10)
- Cách phân bổ thu nhập để giảm tiền đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2018 - Kế toán Đức Minh (31/10)