Tin mới

Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...
TẠI SAO NÊN LẤY VỢ KẾ TOÁN
Có nên lấy vợ kế toán hay không? Tại sao nên lấy vợ kế toán? Cùng Kế toán Đức Minh giải đáp rõ hơn qua bài viết sau đây...
Kế toán cần lưu ý những bộ chứng từ kế toán gì đối với từng nghiệp vụ - Kế toán Đức Minh.
Đối với từng nghiệp vụ kế toán sẽ cần những chứng từ riêng biệt. Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi tiết hơn về những...
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế được dùng để làm gì? Kế toán Đức Minh.
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế là một công cụ quan trọng trong quá trình quản lý kế toán thuế của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Hướng dẫn lập Báo Cáo Tài Chính theo Thông tư 200 ( phần 1)

10/03/2016 03:32

Thông tư 200 áp dụng cho các doanh nghiệp lớn từ năm 2015 trở đi. Vì thông tư mới ra nên các doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn khi lập Báo cáo tài chính. Kế toán Đức Minh xin đưa ra một số hướng dẫn để các bạn có thể Kiểm tra, đối chiếu cũng như lập được Báo cáo tài chính đúng hạn.

Hướng dẫn lập Báo Cáo Tài Chính theo Thông tư 200 ( phần 1)

>> Cách kiểm tra chi tiết Bảng Cân đối tài khoản

>> Cách lập bảng cân đối số phát sinh

>> Cách lập bảng trích khấu hao Tài Sản Cố Định

>> Cách lập bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn

1/ Bước1: Kiểm tra tính hợp lý của các Tài khoản.

- Kiểm tra sổ nhật ký chung: Tổng phát sinh bên nợ và bên có tại thời điểm 31/12 phải bằng nhau, nếu không bằng nhau nghĩa là có một hoặc nhiều bút toán đã nhập chỉ nhập bên nợ hoặc bên có. Bạn phải kiểm tra lại và nhập đủ số liệu vào sổ NKC. Sau khi khi đã nhập đúng, đủ dữ liệu các bạn thực hiện chuyển số liệu theo từng TK sang sổ cái và bảng cân đối tài khoản.

- Kiểm tra bảng cân đối TK: Khi bạn đã lên bảng CĐTK xong thì kiểm tra tính cân đối của nó: Hai cột số dư Nợ và số dư Có đầu kỳ có tổng giá trị phải bằng nhau, tiếp đến là hai cột tổng phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có phải bằng nhau và bằng tổng phát sinh bên N và bên C của sổ NKC. đồng thời đảm bảo các TK từ đầu 5-9 đã được kết chuyển hết và không có số dư. Hai cột cuối cùng cũng giống như hai cột đầu tiên, tổng giá trị dư N bằng dư C và từ đầu 5-9 không có số dư ở hai cột này.
- Sau khi kiểm tra các bước trên chúng ta tiếp tục kiểm tra các tài khoản có trên bảng CDTK để đảm bảo các TK có số dư đúng tính chất của nó.
+ Ví dụ: TK 1111 ko được phép âm, chỉ có số dư bên nợ và số dương.
Các TK đầu 1 và 2 đều có số dư nợ ( trừ một số TK như 214, các tài khoản dự phòng, cũng có trường hợp 131 dư có ở TK chi tiết)
Các tài khoản đầu 3 và 4 đều có số dư có ( cũng có một số dư nợ tùy theo từng trường hợp cụ thể)

- Tiếp theo kiểm tra tính hợp lý của TK, hầu hết các TK đều phát sinh cả hai bên Có và Nợ, khi nhìn trên bảng CĐTK nếu có tk nào đó chỉ có phát sinh một bên Nợ hoặc 1 bên Có thì cần xem xét lại.
+ Ví dụ: TK 152 chỉ có phát sinh nợ mà ko có PS bên có nghĩa là xuất dùng nguyên vật liệu nhưng ko hạch toán vào chi phí.
+ hoặc TK 142,242 nhìn trên bảng CĐTK có PS bên nợ mà ko có phát sinh bên có nghĩa là chi phí chưa được phân bổ vào các TK liên quan. 
+ hoặc TK 133 chỉ có ps bên Nợ nghĩa là chưa hạch toán bút toán khấu trừ thuế.
+ hoặc TK 331 nếu chỉ phát sinh bên Có mà ko có PS bên Nợ, nghĩa là trong năm chúng ta có thanh toán cho nhà cung cấp nhưng không hạch toán.
+ hoặc TK 338, nếu chỉ có PS bên Có nghĩa là chúng ta chưa nộp bảo hiểm hoặc nộp rồi nhưng quên chưa hạch toán. Cứ như vậy kiểm tra hết các TK.

- Sau đó kiểm tra sự thống nhất của số liệu: 

+ Ví dụ: Kiểm tra tk 133 và 3331.

Cuối tháng, quý các bạn đối chiếu tổng số phát sinh TK 133 với số thuế trên bảng kê mua vào, trên tờ khai, TK 3331 với bảng kê bán ra, các số liệu trên tờ khai và trên TK bằng nhau thì khả năng bỏ quên, sót hóa đơn là thấp. Trường hợp không bằng nhau thì có thể kê sót hóa đơn, kê hai lần hoặc hạch toán hai lần trên sổ sách, hoặc ko hạch toán, hoặc hạch toán VAT vào giá trị hàng hóa, dịch vụ phải kiểm tra lại.
Sau khi đã khớp số liệu thì các bạn nộp tờ khai. Hạch toán bút toán khấu trừ vào cuối tháng, quý.

- Trường hợp số dư nợ TK 133> số dư có TK 3331; nghĩa là số thuế đầu vào lớn hơn đầu ra N3331/C133 = “số dư có tk3331”, sau khi lập bút toán khấu trừ thì số dư TK 133 phải bằng chỉ tiêu 43 trên tờ khai ( số thuế còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau).  Lưu ý: Trường hợp này ko tính đến việc cty có số thuế đề nghị hoàn thuế.

- Trường hợp TK 133< tk 3331: Số thuế đầu ra lớn hơn đầu vào--- phải nộp thuế. Cũng hạch toán như trên: N3331/C133= “số dư nợ tk 133” ; sau khi lập bút toán này thì số dư bên nợ TK 133=0 và cũng bằng chỉ tiêu 43 trên tờ khai và số dư bên có của TK 3331 phải bằng chỉ tiêu 40 trên tờ khai ( số thuế VAT phải nộp trong kỳ) Sau khi nộp tờ khai bạn phải đi nộp thuế, sau khi nộp thuế thì bạn căn cứ chứng từ ( giấy nộp tiền vào NSNN) ghi: N3331/C111,112. Sau khi hạch toán bút toán này thì số dư tk 3331 cũng sẽ=0.

+ Ví dụ tiếp: Tổng phát sinh bên có TK 511, 515 ( nếu có mua bán chứng khoán) và 711 ( nếu có thanh lý TS) phải bằng tổng doanh số bán ra trên các tờ khai của năm làm BCTC. Như vậy các TK có tính thống nhất với các báo cáo, thống nhất với các biểu bảng đã lập.

2/ Bước 2: Kiểm soát chứng từ, khâu này quan trọng nhất vì các chứng từ đều phải hợp lý và hợp lệ, mình sẽ nói cụ thể việc kiểm soát chứng từ và những chứng từ cụ thể cần có cho một số TK trọng yếu.

  • Về TK doanh thu, Tk này nó liên quan thuế phải nộp nên phải làm cẩn thận chính xác:

+  Nếu TK 511=với doanh số bán ra trên tờ khai của 12 tháng nghĩa là bán hàng có xuất hóa đơn, có báo cáo doanh thu và có đưa DT vào báo cáo Thuế TNDN

+ Nếu TK 511 nhỏ hơn doanh số trên tờ khai nghĩa là có báo cáo doanh số bán ra nhưng đã hạch toán thiếu DT và dẫn đến thiếu thuế TNDN

+ Nếu TK 511 lớn hơn doanh số trên tờ khai nghĩa là bán hàng không xuất hóa đơn. Hai trường hợp không bằng nhau đều dẫn đến việc bị Thuế xem xét kỹ và quy vào các hành vi khai sai thuế. Nếu bằng nhau Thuế vẫn xem xét khá kỹ đến các chỉ tiêu khác liên quan đến doanh thu và bán hàng. Vì vậy TK này cần xem xét kỹ và đối chiếu với các TK khác.

  • Ví dụ: Tk 155 và 156:

Số lượng bán ra = số đầu kỳ + nhập trong kỳ- dư cuối kỳ.

Chỉ tiêu dư cuối kỳ trên sổ sách còn nhiều nhưng thực tế không còn, hoặc còn nhưng thấp hơn nhiều so với sổ kế toán,như vậy rõ ràng là số lượng bán ra đã không xuất hóa đơn mặc dù số TK 511 vẫn bằng các tờ khai, nghĩa là chỉ kê khai hàng đã bán có xuất hóa đơn.

  • Kiểm soát chứng từ: Khi kiểm soát chứng từ thì hãy làm lần lượt các TK cũng giống như khi kiểm tra tính chất của TK. Khi kiểm soát chứng từ cũng có nghĩa là đồng thời xem xét các chi phí hợp lý và không hợp lý theo các quy định hiện hành liên quan đến DN của các bạn.
  •  Ở doanh nghiệp thì những chi phí  không hợp lý để riêng, khi  làm quyết toán Thuế  thì không đưa các chi phí đó vào quyết toán TNDN,  trước khi xác định thời điểm chuẩn bị làm BCTC nên đọc các thông tư hướng dẫn liên quan đến DN của mình, đặc biệt là tìm hiểu xem có được miễn giảm thuế TNDN, TNCN  hoặc ngành nghề đặc thù được miễn giảm.
  • Ví dụ: TK 111, Tài khoản này phát sinh nhiều, đòi hỏi bạn kiểm soát thường xuyên đến  khi làm BCTC sẽ đỡ phải kiểm soát lại.

+ Đối với phiếu chi. Hầu hết là chi cho hoạt động của DN nên tất cả các phiếu chi đều có chứng từ kèm theo như hóa đơn VAT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn bán lẻ, các chứng từ do công ty lập ra như giấy đề nghị tạm ứng, đề nghị thanh toán tạm ứng, bảng thanh toán lương, bảng thanh toán tiền ăn ca, bảng thanh toán phụ cấp,bảng thanh toán làm thêm giờ….tất cả được kẹp sau từng phiếu chi tương ứng với từng nội dung ( một số bạn thì kẹp hóa đơn sau tờ khai), tất cả các chứng từ tối thiểu phải có chữ ký ngươig lập và giám đốc, đóng dấu. Với bảng thanh toán các khoản cho NLĐthì phải có đủ chữ ký người nhận. Nếukhông có chứng từ chứng minh khoản chi phí đó thì phiếu chi bị loại và đương nhiên là bị loại chi phí. Do vậy khi kiểm soát chứng từ chi các bạn luôn đối chiếu với các khoản được trừ tại TT 78 (áp dụng năm 2014)

+ Đối với phiếu thu: tương tự như trên, cũng cần có các chứng từ là căn cứ nộp tiền vào quỹ như giấy lĩnh mặt tại NH về nhập quỹ, biên bản góp vốn, thu hoàn ứng, thu khác….

+ Cuối năm : Tại thời điểm 24h ngày 31/12 lập bảng kiểm kê quỹ đúng theo quy định.

Xem tiếp:

>> Lập Báo cáo tài chính theo Thông tư 200 ( phần 2)

>> Lập Báo cáo Tài chính theo Thông tư 200 (phần 3)

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN