Tin mới

Những điều kế toán mới ra trường cần phải biết
Kết thúc những ngày tháng tươi đẹp của một thời sinh viên các bạn sẽ phải đối mặt với những thử thách vô cùng khó khăn...
Cách viết một đơn xin việc đối với kế toán và những lưu ý khi gửi hồ sơ xin việc.
Bất cứ ai trong đời cũng phải đi xin việc ít thì cũng một lần và đa số là đi xin việc nhiều lần. Đặc biệt đối với các...
QUY TRÌNH KẾ TOÁN THEO DÕI CÔNG NỢ
Quy trình kế toán công nợ phải trả liên quan chặt chẽ đến quy trình kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp bao gồm quy trình...
Hạch toán thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là thuế gián thu phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cách hạch toán thuế tài...
Bí quyết in ấn và sắp xếp chứng từ khoa học, tiện lợi cho kế toán khi kết thúc kỳ báo cáo năm
Sau khi làm xong báo cáo tài chính năm các bạn thường làm gì ? Bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh là bộ báo cáo có độ...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Lập Báo cáo tài chính theo Thông tư 200 ( phần 2)

10/03/2016 02:52

Để tiếp tục bài trước, Hôm nay kế toán Đức Minh hướng dẫn tiếp các bạn phần 2 về cách kiểm tra đối chiếu cũng như lập được Báo cáo tài chính đúng hạn theo thông tư 200

Lập Báo cáo tài chính theo Thông tư 200 ( phần 2)

>> Hướng dẫn lập Báo Cáo Tài Chính theo Thông tư 200 ( phần 1)

(Lập BCTC) tiếp theo: Kiểm soát chứng từ:

  • Đối với TK 112: Chứng từ kẹp vào TK này chủ yếu là Ủy nhiệm chi, giấy báo nợ, giấy báo có, biên lai, hóa đơn đơn thu phí…của Ngân hàng.

+ Đối với UNC thanh toán cho các hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ thông thường có ngày khác với ngày Hóa đơn, nó là chứng từ chứng minh thanh toán không dùng tiền mặt nên không để mất hay thất lạc.Khi hóa đơn về chúng ta hạch toán theo hóa đơn và kẹp chứng từ hạch toán đó với hóa đơn., ngoài ra còn có biê bản giao nhận hàng, phiếu NK.Khi có UNCvà giấy bào nợ của NH đã thanh toán thì pho tô hóa đơn kẹp vào UNCcùng giấy báo nợ để tránh việc phải tìm hóa đơn gốc khi ta không nhớ. Đối với các hợp đồng mà thời gian cung cấp hàng hóa dài, nhiều hóa đơn thì mỗi một lần thanh toán chúng ta cũng kẹp như trên để tránh việc lẫn giữa các lần thanh toán.

Các hợp đồng và thanh lý hợp đồng mình để riêng không kẹp vào UNC.

+ Đối với giấy báo có: Khi có giấy báo có (  phát sinh các khoản phải thu của khách hàng là chủ yếu, các khoản thu khác ít) chúng ta căn cứ nội dung để hạch toán va cũng kẹp chứng từ hạch toán với giấy báo có.

+ Đối với giấy báo nợ về thu phí của NH kẹp chung với chứng từ hạch toán và biên lai ( hóa đơn thu phí)

+ Cuối tháng, năm yêu cầu ngân hàng in sao kê và biên bản đối chiếu số dư.

  • Đối với TK 131, 331 ( phải thu, phải trả khách hàng), Tài khoản này cũng lắm rắc rối nếu không có chứng từ chứng minh đã cung cấp hàng hóa dịch vụ nhưng khách hàng chưa thanh toán, hoặc chứng từ chứng minh đã mua hàng nhưng chưa thanh toán cho nhà cung cấp. Do vậy ngoài hóa đơn đã giao cho khách hàng, hóa đơn đã nhận của nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ thì cần có hợp đồng, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho biên bản giao hàng  và đặc biệt tại thời điểm cuối năm phải có biên bản đối chiếu công nợ giữa hai bên. Nếu thiếu nhiều chứng từ kể trên tại thời điểm 31/12 và đến thời điểm thanh tra mà chưa có thì  cơ quan thuế có thể quy vào hành vi mua, bán Hóa đơn.

TK này cũng được kẹp với bảng tổng hợp công nợ, biên bản đối chiếu công nợ của từng khách hàng, sổ chi tiết công nợ với từng khách hàng.

  • Đối với TK 133 và 3331 (đã nói ở phần trước)
  • TK 142,242 và 153: Tài khoản 142 và 242 liên quan đến  TK 153, ngoài giá trị phân bổ hợp lý theo thời gian dựa vào quy định của Luật ( hiện nay Công cụ dụng cụ  phân bổ ko quá 3 năm theo TT 78) thì cần có chứng từ chứng minh số liệu đã phân bổ vào chi phí.

 

+ Bảng phân bổ CCDC đã đc ký và đóng dấu. Hồ sơ CCDC như thẻ CCDC, sổ theo dõi CCDC, hóa đơn pho to kẹp vào bảng phân bổ (làm vậy để đỡ phải tìm khi thuế kiểm tra), biên bản giao CCDC cho người quản lý sử dụng ( nếu đc giao riêng)

+ Cuối năm phải có biên bản kiểm kê CCDC

Nếu không có các chứng từ trên thì cũng dễ bị loại chi phívà dễ bị thuếđặt dấu hỏi và có thể yêu cầu kiểm tra thực tế CCDC. ( rất nhiều trường hợp xin hóa đơn máy tính, bàn ghế…bị loại chi phí và bị phạt)

+ Đối với các TK 152,156 cần có đủ hóa đơn, phiếu nhập kho, xuất kho,hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng,chứng từ thanh toán qua NH, với 156 khi xuất hàng phải có hóa đơn, tồn kho thực tế luôn bằng với sổ kế toán. Một số bạn chưa rõ, khi bán hàng cho cá nhân, hoặc những đơn vị không lấy hóa đơn nên không viết hóa đơn dẫn đến sổ kế toán tồn nhiều hàng hóa nhưng thực tế không còn hoặc tồn thấp hơn nhiều so với sổ kế toán, khi kiểm tra cơ quan thuế sẽ khép lỗi cố tình trốn thuế VAT đầu ra và TNDN.

  • Với TK 152: Đảm bảo mọi vật tư xuất dùng cho SX phải có phiếu xuất kho, cần có yêu cầu hoặc đề nghị cấp vật tư của bộ phận SX, một số đơn vị còn căn cứ định mức tiêu hao vật tư, căn cứ dự toán, căn cứ vào kế hoạch SX để xuất vật tư.  Khi kết chuyển TK 621 sang TK 154 phải căn cứ số lượng vật tư dùng thực tế dựa trên biên bản kiểm đếm vật tư, số không dùng hết nhập lại kho, một số bạn cứ xuất vật tư bao nhiêu là kết chuyển từ 621 sang 154 bấy nhiêu, khi cơ quan kiểm tra hỏi cơ sở kết chuyển thì không giải trình đc.

Một số DN bị loại chi phí vật tư vì sử dụng vật tư quá định mức kỹ thuật, vật tư nhập kho không có hóa đơn chứng từ, mua hàng trả chậm không thanh toán cũng không có hợp đồng, không có biên bản đối chiếu công nợ, thời hạn nợ kéo dài, tại thời điểm kiểm tra không có hồ sơ chứng minh đã mua vật tư…

+ Đối với TK 154. TK này được tập hợp chi phí từ việc kết chuyển các tk 621,622,623 và 627 sang. Thông thường tổng phát sinh nợ TK 154 sẽ bằng tổng phát sinh có của các TK 621,622,623 và 627. Khi kết chuyển từ 154 sang 155 hoặc 632 đều phải căn cứ vào giá trị thành phẩm nhập kho hoặc giá trị khối lượng sản phẩm hoàn thành. Đặc biệt với các DN xây dựng thì mở TK 154 chi tiết cho từng công trình. Cơ quan thuế kiểm tra TK này khá kỹ vì nó liên quan đến thành phẩm bán ra và tất nhiên là liên quan đến doanh thu và hóa đơn.

+ Đối với TK 211 và 214: Khi trích khấu hao cần tuân thủ theo đúng quy định ( thông tư 45), Tài sản cố định phải có hóa đơn mua vào, có sổ và thẻ theo dõi TS và thực sự tham gia vào SXKD và mang lại lợi ích cho DN, đặc biệt là bắt buộc phải có bảng trích khấu hao cho từng TSCĐ được ký và đóng dấu. Một số Công ty nhỏ kiểu gia đình khi mua đồ dùng gia đình cứ lấy hóa đơn tên Công ty để khấu trừ thuế và tăng chi phí, hầu hết bị loại, bị truy thuế và bị phạt vấn đề này.

Lưu ý: Với các bạn mới đi làm cho các công ty nhỏ có xe ô tô 4-9 chỗ, khi kiểm tra khấu hao cho oto thường kiểm tra luôn các chi phí liên quan như xăng xe, có trường hợp định mức tiêu thụ nhiên liệu chỉ 7-8 lít/100km nhưng hóa đơn xăng dầu lên tới 20L/100km hoặc xe phải chạy 1 ngày cả 1000km quanh HN mới tiêu thụ hết nhiên liệu. Những trường hợp như vậy vừa bị loại chi phí, vừa bị truy thu thuế và bị phạt hành vi mua hóa đơn.

  • Về TK334, Một số bạn để TK 334 dư có, nghĩa là nợ lương người lao độngtheo TT78 thì không đc tính vào chi phí khoản lương nợ đó.

“Điều 6 khoản 2 mục 2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”

Ngoài các quyết định, quy chế nêu tại TT 78 thì hồ sơ cần có gồm ( tùy thực tế từng DN)

- Bảng chấm công ( cho tất cả NLĐ kể cả thuê thời vụ dưới 3 tháng ko ký HĐLĐ, thuê vài ngày)

- Hợp đồng giao khoán (đối với lao động phổ thông thuê vài ngày)

- Danh sách người lao động theo nhóm lao động thời vụ

- Bảng lương đã phê duyệt (đã được ký đóng dấu)

- Phiếu chi/ UNC trả lương

- Bảng tính thuế TNCN

- Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN

- Các quyết định lương, tăng lương, quyết định thôi việc, chấm dứt hợp đồng, thanh lý hợp đồng

- Các hồ sơ giấy tờ khác có liên quan  ( hồ sơ xin vc của NLĐ kể cả thử việc)

Như vậy khi lập BCTC các bạn soát lại những hồ sơ trên, nếu không dễ bị loại chi phí tiền lương tiền công. Ngoài ra các khoản bảo hiểm bắt buộc DN đã trích vào chi phí cũng ko đc tính nếu chưa có chứng từ nộp bảo hiểm.

(còn nữa).....

>> Lập Báo cáo tài chính theo Thông tư 200 ( phần 3)

>> Cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 (phần 4)

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN