Tin mới

Hướng dẫn quy định - nguyên tắc, cách chuyển lỗ thuế TNDN
Lỗ trong kế toán xảy ra khi căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm cho thấy lợi nhuận kế toán là số...
Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
Mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo sau đợt tăng lương hưu 15% đã có chưa? Hãy tham khảo qua bài viết sau...
Cách tính thuế TNCN khi có tiền làm thêm giờ đối với cá nhân cư trú như thế nào?
Cá nhân cư trú có tiền làm thêm giờ thì tính số thuế TNCN phải nộp như thế nào? Cùng Đức Minh tham khảo bài viết dưới...
Cách tính chi phí quản lý doanh nghiệp theo quy định mới – Kế toán Đức Minh.
Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn về chi phí quản lý doanh nghiệp và cách tính chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
Chi phí quản lý doanh nghiệp có bao gồm chi phí sản xuất và kinh doanh nước sạch không? Kế toán Đức Minh.
Chi phí quản lý doanh nghiệp có bao gồm chi phí sản xuất và kinh doanh nước sạch không? Đây có lẽ cũng sẽ là thắc mắc...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Cách lập bảng cân đối số phát sinh

03/03/2017 02:52

Sau đây Đức Minh sẽ hướng dẫn các bạn cách làm cân đối số phát sinh bằng việc xây dựng danh mục tài khoản theo mẫu sau:

Cách lập bảng cân đối số phát sinh

>> Nguyên tắc khi lập bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp

>> Bù trừ hay không bù trừ khi lập bảng cân đối kế toán?

>> Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối số phát sinh - Mẫu số S04-DNN được ban hành kèm theo 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/09/2006 ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ tài chính. Bảng cân đối số phát sinh là báo cáo tổng hợp số dư đầu kỳ, số phát sinh và số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.
Sau đây Đức Minh sẽ hướng dẫn các bạn cách làm chi tiết:
Để làm được cân đối số phát sinh, các bạn phải xây dựng danh mục tài khoản theo mẫu sau:

Cách lập bảng cân đối phát sinh
Sau khi xây dựng xong bảng danh mục tài khoản, chúng ta bắt đầu hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong kì vào nhật kí chung, sau đây là mẫu sổ Nhật kí chung, các bạn có thể tham khảo cách nhập dữ liệu vào sổ Nhật kí chung ở bài trước:

Cách lập bảng cân đối phát sinh2
Cuối tháng sau khi đã nhập hết dữ liệu vào các Sổ như Nhật kí chung, các bút toán cuối tháng, bảng kê phiếu nhập kho, bảng kê phiếu xuất kho… thì chúng ta sẽ tiến hành lên bảng Cân đối số phát sinh.

Mẫu Bảng cân đối số phát sinh:

Cách lập bảng cân đối phát sinh3
- Cột TK: là các tài khoản mà bạn đã dùng trong kì. Có thể copy số tài khoản từ Danh mục tài khoản sang để tránh bị thiếu sót.
- Cột tên tài khoản: Là tên của  tài khoản theo mã TK.

Chúng ta sẽ dùng hàm vlookup để lấy tên tài khoản lên từ Danh mục tài khoản.
Ví dụ trong bảng cân đối số phát sinh trên, chúng ta cần tìm tên tài khoản 1111. Công thức:=VLOOKUP(A10,DMTK!$A$3:$D$190,2,0)
A10: Ô số tài khoản 1111
DMTK!$A$3:$D$190: Vùng dữ liệu tìm kiếm bên bảng Danh mục tài khoản

2: là cột trả về giá trị tìm kiếm
0: là tham số dò tìm tuyệt đối
-Cột số dư đầu kì:
+Cột Nợ:Chúng ta sẽ lấy số ở cột số dư cuối kì bên Nợ bảng cân đối số phát sinh của tháng 12/2015. Có thể dùng hàm Vlookup để lấy dữ liệu lên hoặc có thể ghi số liệu vào.
+Cột Có:Chúng ta sẽ lấy số ở cột số dư cuối kì bên Có bảng cân đối số phát sinh của tháng 12/2015. Có thể dùng hàm Vlookup để lấy dữ liệu lên hoặc có thể ghi số liệu vào.

-Cột số phát sinh trong kì:
+ Cột Nợ: Chúng ta sẽ dùng hàm sumif để tổng hợp số liệu từ Sổ nhật ký chung lên.
 Ví dụ trong bảng cân đối số phát sinh trên, chúng ta cần tìm tổng số phát sinh bên nợ của tài khoản  1111.

Công thức: =SUMIF('NKC'!$E$8:$E$18,Sheet1!A10,'NKC'!$G$8:$G$18)
'NKC'!$E$8:$E$18: là cột TK Nợ/TK Có ở sổ Nhật ký chung
Sheet1!A10: Là ô tài khoản 1111
'NK '!$G$8:$G$18: là cột số phát sinh bên Nợ ở sổ Nhật ký chung.

+ Cột Có: Chúng ta sẽ dùng hàm sumif để tổng hợp số liệu từ Sổ nhật ký chung lên.
Ví dụ trong bảng cân đối số phát sinh trên, chúng ta cần tìm tổng số phát sinh bên có của tài khoản  1111.
Công thức: =SUMIF('NKC'!$E$8:$E$18,Sheet1!A10,'NKC'!$H$8:$H$18)
'NKC'!$E$8:$E$18: là cột TK Nợ/TK Có ở sổ Nhật ký chung
Sheet1!A10: Là ô tài khoản 1111
'NKC'!$H$8:$H$18: là cột số phát sinh bên Có ở sổ Nhật ký chung.

-Cột số dư cuối kì:
+ Cột Nợ: chúng ta sẽ dùng công thức: =MAX(C10+E10-D10-F10,0)
C10: Nợ đầu kì
E10: Nợ phát sinh trong kì
D10: Có đầu kì
F10: Có phát sinh trong kì

+ Cột có: chúng ta sẽ dùng công thức: =MAX(D10+F10-C10-E10,0)
D10: Có đầu kì
F10: Có phát sinh trong kì
C10: Nợ đầu kì
E10: Nợ phát sinh trong kì.

-Các tài khoản cấp 1 sẽ dùng hàm subtotal để tính tổng lên.
Ví dụ chúng ta cần tính tổng cho tài khoản cấp 1: 111
Công thức =subtotal(9,C10)

9: hàm tính tổng của subtotal
C10: ô tài khoản chi tiết 1111

Tác dụng của hàm subtotal là để tránh dòng tổng cộng sẽ cộng 2 lần ( cả tài khoản con và tài khoản mẹ)

 

>>> hình thức ghi sổ kế toán

 

Thông tin thêm về các khóa học tại Kế toán Đức Minh mời các bạn tham khảo:

>>> Học kế toán ngắn hạn

>>> Phần mềm kế toán misa

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN