Tin mới

Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài 2024 thế nào?
Doanh nghiệp Việt Nam có quyền tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu...
Mẫu báo cáo tình hình cho thuê lại lao động mới nhất
Trong thị trường lao động, cho thuê lại lao động diễn ra khá phổ biến. Đồng thời, trường hợp này, doanh nghiệp phải...
Báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài
Báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài được lập khi nào? Mẫu báo cáo tình hình sử...
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu? Kế toán Đức Minh.
Lương hưu là khoản tiền quan trọng với nhiều người, đặc biệt là những người lao động đã tham gia BHXH trong suốt thời...
Mẫu đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản mới nhất – Kế toán Đức Minh.
Người lao động mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được giảm giờ làm việc để đảm bảo sức khỏe. Người...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Bù trừ hay không bù trừ khi lập bảng cân đối kế toán ?

08/08/2014 11:04

Nguyên tắc không bù trừ khi lập bảng cân đối kế toán
Vì việc bù trừ số dư có thể gây nhầm lẫn cho người sử dụng báo cáo tài chính về các thông tin trọng yếu về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ nên số dư của các tài khoản công nợ buộc phải thể hiện theo đúng bản chất của nó khi lên bảng cân đối kế toán.

Bù trừ hay không bù trừ khi lập bảng cân đối kế toán ?

Chẳng hạn: Nếu bù trừ dư nợ và dư có của TK 131 với nhau trên bảng cân đối kế toán thì vô hình chung chúng ta làm triệt tiêu đi khả năng tạo tiền trong ngắn hạn của doanh nghiệp bạn bằng khoản phải thu đã bù trừ và cũng dấu nhẹm luôn nghĩa vụ phải thanh toán khoản nợ phải trả (tiền khách ứng trước). Người sử dụng báo cáo tài chính sẽ không có cái nhìn tổng quát về công nợ của Công ty bạn và cho rằng hiện tại dư nợ TK 131 là do bạn đang cho khách hàng nợ, bên bạn kinh doanh không đắt hàng đến mức mà khách hàng có thể đặt cọc trước cho bạn vài đồng. Chỉ thấy khoản dư nợ 131 còn lại mà không phản ánh khoản dư có đã bù trừ khiến người đọc báo cáo tài chính hiểu tình hình kinh doanh của Công ty bạn theo một hướng khác.
 
 

 

Hiện nay có nhiều phần mềm kế toán đã vi phạm nguyên tắc này chỉ vì tác giả của nó không phải là người am hiểu kế toán.
 

Bảng cân đối số phát sinh hay bảng cân đối thử (trial balance) được dùng để kiểm tra, đối chiếu lại quá trình ghi chép của kế toán với số liệu phát sinh trong kỳ. Số liệu để phản ảnh lên bảng này số liệu là của tất cả các tài khoản phát sinh trong kỳ (kể cả không phát sinh nhưng vẫn còn số dư). Đây là bước trung gian để lập nên các báo cáo tài chính khác. Vì vậy, số liệu trên các tài khoản công nợ hoặc các tài khoản mang tính chất lưỡng tính có thể dư nợ, dư có hoặc cả hai đều được thể hiện trên bảng này. Nghiễm nhiên số liệu phát sinh của tài khoản tổng hợp là cộng số học mỗi bên nợ - có của các tài khoản chi tiết và nó được sử dụng để lên Bảng cân đối kế toán.


Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN