Tin mới
Công dân Việt Nam 60 tuổi trở lên không có lương hưu có số lượng khá nhiều trong đời sống xã hội. Vậy 60 tuổi không có...
Tính đến ngày 06/11/2024, có 61 văn bản về bảo hiểm xã hội còn hiệu lực. Hãy cùng Đức Minh cập nhật danh mục 61 văn bản...
Kê khai hoá đơn VAT là quá trình đăng ký, báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng tới cơ quan thuế. Theo quy định, đối...
Đối với người lao động đóng Bảo hiểm xã hội dưới 20 năm sẽ được hưởng quyền lợi gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi...
Cùng với hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT), hóa đơn bán hàng cũng là hình thức hóa đơn được sử dụng phổ biến trong...
Chủ đề tìm nhiều
Hỏi và trả lời một số vấn đề về lập và trình bày báo cáo tài chính mà kế toán cần chú ý.
Những câu hỏi về lập và trình bày báo cáo tài chính. Xác định tỷ giá giao định thực tế theo thông tư 200 như thế nào? Chênh lệch tỷ giá phát sinh lớn thì phân bổ ra sao?Các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Kế toán Đức Minh nhé!
Câu hỏi 1
Trường hợp nào chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái – Mã số 417 của Bảng cân đối kế toán? Trường hợp nào được vốn hóa chênh lệch tỷ giá như đối với chi phí đi vay?
Trả lời
Chênh lệch tỷ giá không được vốn hóa như chi phí đi vay. Các trường hợp chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào bảng cân đối kế toán gồm:
– Do chuyển đổi báo cáo tài chính lập bằng đồng tiền khác VND sang báo cáo tài chính bằng VND;
– Do được Thủ tướng chính phủ cho phép;
– Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp an ninh, quốc phòng.
Câu hỏi 2
Một số phần mềm không sử dụng tỷ giá ghi sổ mà sử dụng tỷ giá thực tế cho bên Có t ài khoản tiền, tài khoản phải thu; Bên Nợ tài khoản phải trả. Điều này có phù hợp không?
Trả lời
Thông tư 53 đã cho phép áp dụng tỷ giá thực tế để ghi vào bên Có tài khoản tiền, tài khoản phải thu; Bên Nợ tài khoản phải trả. Cuối kỳ, sau khi đánh giá lại số dư nguyên tệ trên các tài khoản, căn cứ vào chênh lệch tỷ giá giữa bên Có và bên nợ các tài khoản tiền, phải thu, phải trả ghi nhận một lần vào doanh thu hoặc chi phí tài chính.
Câu hỏi 3
Việc xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo Thông tư 200 là khá phức tạp. Có cách nào để thực hiện đơn giản hơn không?
Trả lời
Sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 sửa đổi, bổ sung Thông tư 200 thì doanh nghiệp được phép lựa chọn tỷ giá theo hướng linh hoạt. Theo đó, DN được phép lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế để ghi nhận các giao dịch bằng ngoại tệ theo Thông tư 200 hoặc sử dụng 1 loại tỷ giá duy nhất theo thông tư 53 nếu không làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.
Câu hỏi 4
Có được tái phân loại các khoản tiền gửi ngắn hạn có kỳ hạn gốc trên 3 tháng nhưng có kỳ hạn còn lại không quá 3 tháng thành tương đương tiền không?
Trả lời
Khoản tương đương tiền phải là khoản có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng, không tính đến kỳ hạn còn lại. Khoản tương đương tiền được phân loại ngay từ đầu, không tái phân loại một khoản đầu tư ngăn hạn thành tương đương tiền
Câu hỏi 5
Khi nhập khẩu tài sản, cơ quan Hải quan sẽ thông báo tỷ giá và thường khác biệt só với tỷ giá của ngân hàng thương mại. Vậy giá trị của tài sản đó sẽ được tính theo tỷ giá hải quan công bố hay tỷ giá của ngân hàng thương mại?
Trả lời
Giá gốc hàng nhập khẩu gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp. Hải quan chỉ công bố tỷ giá để phục vụ việc tính thuế và các khoản thuế phải nộp này chỉ là một trong những yếu tố chi phí cấu thành nên giá gốc. Do vậy không thể áp tỷ giá Hải quan cho bộ phận giá mua. Mặt khác, thời điểm ghi nhận tài sản có thể không phải là thời điểm thông quan nên không thể lấy tỷ giá Hải quan để quy đổi khi ghi nhận tài sản.
Câu hỏi 6
Nếu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh lớn thì có được treo trên tài khoản 242 để phân bổ dần không?
Trả lời
Khoản lỗ cần được ghi nhận trực tiếp là chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Việc ghi nhận một khoản tổn thất là một tài sản (chi phí trả trước dài hạn) không phù hợp với bản chất tài chính và nguyên lý kế toán.
Một số trường hợp được treo lỗ tỷ giá trên bảng cân đối kế toán thì phải phân bổ trực tiếp từ tài khoản 413 sang tài khoản 635, không được làm bút toán Nợ 242/Có 413
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan
>>> Những thắc mắc về BHXH thực tế nhiều người gặp phải (Phần 2)
>>> Những thắc mắc đơn giản nhất về BHXH mà nhiều người không biết.
Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!
-Huyen Babi-
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Những thông tin cực kỳ hữu ích về BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 2017 (13/07)
- Bút toán cuối tháng trong DN Sản xuất kế toán cần biết. (13/07)
- Hạch toán chi tiết chi phí lãi vay HỢP LÝ hoặc KHÔNG hợp lý theo TT200 và TT133 (13/07)
- Khi khách hàng không chịu đối chiếu công nợ, kế toán phải làm gì? (12/07)
- Cách kiểm tra các loại thuế phải nộp trước khi lên BCTC. (11/07)
- Nguyên tắc kế toán của TK tiền gửi ngân hàng theo TT133 (11/07)
- Những khoản được tính và không được tính khi đóng Bảo hiểm xã hội kể từ năm 2018. (11/07)
- Cách kiểm tra nhanh số liệu tài khoản tiền gửi ngân hàng. (08/07)
- Kế toán tính nguyên tắc xác định tỉ giá ngân hàng theo phương pháp bình quân gia quyền. (08/07)
- Kế toán Việt Nam nên chọn phần mềm kế toán Việt Nam hay phần mềm kế toán quốc tế? (07/07)