Tin mới

Công ty có bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động không?
Căn cứ quy định tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10...
Doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa có phải xuất hóa đơn?
Quy định hiện hành có cho phép doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa hay không? Nếu được bán hàng vào nội địa thì...
Cập nhật các loại thuế doanh nghiệp phải nộp năm 2024
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Vậy, các loại thuế doanh...
Trường hợp nào được nghỉ 08/3 hưởng nguyên lương?
Để thể hiện sự tôn vinh những người phụ nữ, các cơ quan, đoàn thể thường tổ chức kỷ niệm dịp 08/3 rất trang trọng, tràn...
Có quan hệ liên kết nhưng không có giao dịch, có phải kê khai?
Đây là một trong những thắc mắc mà khá nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời điểm làm hồ sơ quyết toán thuế như hiện...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Những điều mà kế toán cần phải lưu ý trong mùa quyết toán thuế 2016

08/02/2017 11:40

Đầu năm là khoảng thời gian mà các kế toán bận rộn báo cáo tài chính cùng với các quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân của năm trước. Để có thể hoàn thành công việc và không bị mắc những lỗi thường gặp trong quá trình hoàn thiện công tác kế toán trên thì khi làm quyết toán thuế 2016 kế toán cần lưu ý những điều sau.

Những điều mà kế toán cần phải lưu ý trong mùa quyết toán thuế 2016

1. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp

 

Thời điểm xác định doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Thời điểm xác định doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thời điểm xác định doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp cụ thể như sau:

+ Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.

+ Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua, trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp cụ thể), Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC (doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi)

>>> Các phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp

2.Về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

 

các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

- Đối với các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Về nguyên tắc, các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật; có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT).

- Cụ thể như sau:

+ Về chi khấu hao tài sản cố định: chi khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) theo đúng quy định của Bộ Tài chính, bổ sung tài sản cố định của doanh nghiệp phục vụ cho người lao động và để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm: thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp; cơ sở vật chất, máy, thiết bị là tài sản cố định  dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

+ Thuê tài sản của cá nhân:

  • chi trả tiền thuê tài sản của cá nhân thì trường hợp tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận DN nộp thuế thay cho cá nhân thì phải có thêm chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.
  • đối với trường hợp tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế GTGT, thuế TNCN) và doanh nghiệp  nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.

+ Chi trang phục cho người lao động nếu chi bằng hiện vật thì phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Nếu chi bằng tiền hoặc cả bằng tiền và hiện vật thì chỉ khống chế mức chi bằng tiền không vượt quá 5 triệu đồng/người/năm, chi bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định.

+ Riêng chi trả tiền điện, tiền nước thì doanh nghiệp không phải lập bảng kê (mẫu số 02/TNDN).

+ Chi phí lãi vay của ngân hàng để đầu tư vào đơn vị khác khi doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ thì vẫn được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN

+ Chi phí đi công tác mà trả bằng thẻ ngân hàng mang tên cá nhân của những loại chi phí có hóa đơn tài chính từ 20 triệu trở lên

+ Chi phụ cấp tiền ăn đi công tác

+ Một số khoản chi không phù hợp với doanh thu vẫn được thuế chấp thuận là chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN

>>> Chi phí được trừ - Chi phí không được trừ" trong quyết toán thuế TNDN

>>> Lưu ý nhỏ về chi phí được trừ và không được trừ

>>> 16 khoản chi phí không được tính vào chi phí hợp lý

3. Về thu nhập khác

 

Về thu nhập khác

Về thu nhập khác

a) Bỏ quy định:

- Thu nhập khác là khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được hướng dẫn tại đoạn 1 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC.

b) Bỏ quy định khoản thu nhập từ dự án đầu tư ở nước ngoài khi chuyển về nước được coi là khoản thu nhập khác.

c) Về thu nhập từ chênh lệch tỷ giá được sửa đổi như sau:

- Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí tài chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế (trước năm 2015 khoản lỗ chênh lệch tỷ giá được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh chính.)

- Lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập khác hoặc chi phí tài chính khi xác định thu nhập chịu thuế (trước năm 2015 khoản lỗ chênh lệch tỷ giá được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh chính).

d) Bổ sung hướng dẫn thu nhập khác đối với thặng dư vốn như sau:

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện tiếp nhận thêm thành viên góp vốn mới theo quy định của pháp luật mà số tiền thành viên góp vốn mới bỏ ra cao hơn giá trị phần vốn góp của thành viên đó trong tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp thì xử lý như sau:

Nếu khoản chênh lệch cao hơn này được xác định là thuộc sở hữu của doanh nghiệp, bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh thì không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhận vốn góp.

Nếu khoản chênh lệch cao hơn này được chia cho các thành viên góp vốn cũ thì khoản chênh lệch này là thu nhập của các thành viên góp vốn cũ.

4.Về chuyển lỗ khi chia, tách doanh nghiệp

 

Về chuyển lỗ khi chia, tách doanh nghiệp

Về chuyển lỗ khi chia, tách doanh nghiệp

- Doanh nghiệp trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác), sau khi bù trừ vẫn còn lỗ thì tiếp tục được chuyển sang các năm tiếp theo trong thời hạn chuyển lỗ theo quy định.

5. Về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

 

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

- Từ ngày 01/01/2016, những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 22% sẽ chính thức được áp dụng thuế suất 20%, tương tự thuế suất thuế TNDN 20% đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô giảm xuống còn 17%.

>>> Thuế thu nhập 20% đối với một số doanh nghiệp

6. Thời hạn quyết toán thuế

 

Thời hạn quyết toán thuế

Thời hạn quyết toán thuế

- Thời hạn nộp hồ sơ QTT TNDN năm 2016 chậm nhất là ngày 30/03/2017 đối với doanh nghiệp có năm tài chính theo năm dương lịch, hoặc trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính đối với doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch.

- Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Người  thực hiện nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

+ Người có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp  cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trực thuộc.

+ Người có đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì người có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc, đơn vị trực thuộc không phải nộp hồ sơ khai thuế TNDN.

+ Người có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì NNT có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.

+ Đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty có đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nếu đã hạch toán được doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành viên phải kê khai nộp thuế TNDN với cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị thành viên.

>>> Hạn nộp quyết toán thuế tncn và các loại báo cáo thuế 

7. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp quá thời hạn quy định nhu sau

 

 Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp quá thời hạn quy định nhu sau

 Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp quá thời hạn quy định nhu sau

+ Từ 1 ngày đến 5 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ: Phạt cảnh cáo.

+ Từ 1 ngày đến 10 ngày: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1 triệu đồng.

+ Từ trên 10 ngày đến 20 ngày: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng.

+ Từ trên 20 ngày đến 30 ngày: Phạt tiền từ 1,2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

+ Từ trên 30 ngày đến 40 ngày: Phạt tiền từ 1,6 triệu đồng đến 4 triệu đồng.

+ Từ trên 40 ngày đến 90 ngày hoặc quá 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp: Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

- Ngọc Anh -

>>> Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành đối với việc hạch toán kế toán

>>> Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp trực tiếp

>>> Một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Thông tin thêm về các khóa học tại Kế toán Đức Minh mời các bạn tham khảo:

>>> Trung tâm kế toán

>>> Khóa kế toán ngắn hạn

>>> Học phần mềm misa ở đâu

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN