Tin mới

Công ty có bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động không?
Căn cứ quy định tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10...
Doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa có phải xuất hóa đơn?
Quy định hiện hành có cho phép doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa hay không? Nếu được bán hàng vào nội địa thì...
Cập nhật các loại thuế doanh nghiệp phải nộp năm 2024
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Vậy, các loại thuế doanh...
Trường hợp nào được nghỉ 08/3 hưởng nguyên lương?
Để thể hiện sự tôn vinh những người phụ nữ, các cơ quan, đoàn thể thường tổ chức kỷ niệm dịp 08/3 rất trang trọng, tràn...
Có quan hệ liên kết nhưng không có giao dịch, có phải kê khai?
Đây là một trong những thắc mắc mà khá nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời điểm làm hồ sơ quyết toán thuế như hiện...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Tất cả những điều muốn biết về quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp

14/12/2016 04:19

Bất cứ doanh nghiệp nào muốn hoạt động được đều cần phải có vốn lưu động để mua sắm các tư liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy vốn lưu động là gì, đặc điểm và phân loại vốn như thế nào cho hợp lý. Kế toán Đức Minh xin phép được trình bày qua bài viết sau

Tất cả những điều muốn biết về quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp

 

1. Khái niệm vốn lưu động doanh nghiệp

 

Khái niệm vốn lưu động - Kế toán Đức Minh

Khái niệm vốn lưu động - Kế toán Đức Minh

- Vốn lưu động doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm các tài sản lưu động của doanh nghiệp.

- Vốn lưu động thuần của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau:

Vốn lưu động thuần = Tổng giá trị TSLĐ của DN – Các khoản nợ ngắn hạn

- TSLĐ là các nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm,.. chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, gí trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm.

>>> Tài sản cố định trong doanh nghiệp

2. Đặc điểm vốn lưu động

 

Đặc điểm vốn lưu động - Kế toán Đức Minh

Đặc điểm vốn lưu động - Kế toán Đức Minh

- Bởi vì là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Trong các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành hai loại:

+ Tài sản lưu động sản xuất bao gồm các loại nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang,.. đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc chế biến.

>>>  NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP

+ Tài sản lưu động lưu thông bao gồm các thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước,..

>>> Phân loại vốn kinh doanh

=> Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông vận động, thay thế chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục

- Để phù hợp với đặc điểm của tài sản lưu động, vốn lưu động của doanh nghiệp cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh thông qua dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Qúa trình này được diễn ra liên tục thường xuyên lặp lại theo chu kỳ tuần hoàn để chu chuyển vốn lưu động. Qua thời gian vốn lưu động hay đổi hình thái biểu hiện từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất rồi cuối cùng trở về hình thái vốn tiền tệ. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển.

3. Phân loại vốn lưu động

- Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn theo các tiêu thức khác nhau

3.1. Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

 

Phân loại vốn lưu động theo quá trình sản xuất - Kế toán Đức Minh

Phân loại vốn lưu động theo quá trình sản xuất - Kế toán Đức Minh

* Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành 3 loại:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm các giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ lao động nhỏ

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất bao gồm các khoản có giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển

 - Vốn lưu động  trong khâu lưu thông bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng, bạc. đá quý,..) các khaorn vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn,..) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng,..)

=> Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình kinh doanh. Từ đó có biện pháp tối ưu cơ cấu vốn lưu động.

>>> Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

3.2. Phân loại theo hình thái biểu hiện

 

Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện - Kế toán Đức Minh

Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện - Kế toán Đức Minh

- Theo cách này vốn lưu động có thể chia thành 2 loại:

+ Vốn vật tư hàng hóa là các khoản vốn lưu động có hình thái bieur hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm.

+ Vốn bằng tiền bao gồm các khoản vốn bằng tiền như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn

>>> Vật tư hàng hóa

>>> Doanh nghiệp vay vốn cá nhân bằng tiền mặt 

>>> Hạch toán tiền gửi ngân hàng

3.3. Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn

 

Phân loại vốn lưu động theo quan hệ sở hữu về vốn - Kế toán Đức Minh

Phân loại vốn lưu động theo quan hệ sở hữu về vốn - Kế toán Đức Minh

- Theo cách này vốn lưu động có thể chia thành 2 loại:

+ Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiến hữu, chi phối và định đoạt. Tùy theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách vốn doanh nghiệp chủ doanh nghiệp bỏ ra,…

+ Các khoản nợ là các khoản vốn lưu động hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán

>>> Kế toán ngân hàng thương mại

=> Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn

3.4. Phân loại theo nguồn hình thành

 

Phân loại vốn lưu động theo nguồn hình thành - Kế toán Đức Minh

Phân loại vốn lưu động theo quan hệ sở hữu về vốn - Kế toán Đức Minh

* Nếu xét là nguồn hình thành vốn lưu động có thể chia thành các nguồn như sau:

- Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ các nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau

- Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư

>>> Lợi nhuận là gì? Cách phân phối và sử dụng lợi nhuận doanh nghiệp

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật

- Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hàng thương mại, vốn vay bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp

=> Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thây được cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình

- Ngọc Anh -

>>> Ngân hàng thương mại và những điều thú vị ít ai biết đến.

>>> Quản trị tài chính trong doanh nghiệp

>>> Địa chỉ học kế toán tại Cầu Giấy

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN