Tin mới
Đối với người lao động đóng Bảo hiểm xã hội dưới 20 năm sẽ được hưởng quyền lợi gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi...
Cùng với hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT), hóa đơn bán hàng cũng là hình thức hóa đơn được sử dụng phổ biến trong...
Xuất hóa đơn VAT cho công ty là một trong những nghiệp vụ mà kế toán bắt buộc phải thành thạo. Việc xuất hóa đơn đúng...
Công ty mới thành lập cần làm những gì? Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp:...
Lỗ trong kế toán xảy ra khi căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm cho thấy lợi nhuận kế toán là số...
Chủ đề tìm nhiều
Ngân hàng thương mại là gì? Phân loại ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là gì? Có những loại ngân hàng thương mại nào? Kế toán Đức Minh sẽ giúp bạn trả lời hai câu hỏi trên nhé.
1. Ngân hàng thương mại là gì?
Ngân hàng thương mại là gì
- Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế chuyên thực hiện các hoạt động trong ngân hàng về các lĩnh vực cung cấp tiền tệ, dịch vụ tài chính giữa khách hàng và ngân hàng hoặc ngược lại.
- Các hoạt động trong ngân hàng như: huy động nguồn vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan.
- Theo luật các tổ chức tín dụng: ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM)
- Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay vốn đầu tư. Tuy nhiên cũng có những thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của khách hàng, khoa học kỹ thuật kinh tế và xã hội. Nhờ có các ngân hàng thương mại mà các chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước được thực hiện một cách nhanh chóng và kịp thời hơn, từ đó việc kiểm soát các hoạt động của các doanh nghiệp được dễ dàng, theo đúng luật pháp hơn.
>>> Hợp đồng mượn vốn kinh doanh
- Sự hình thành, tồn tại và phát triển của ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và đời sống xã hội của người lao động. Nền kinh tế ngày càng phát triển làm cho đời sống người lao động được cải thiện nâng cao kéo theo các hoạt động liên quan đến tiền gửi ngân hàng cũng một tăng làm ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện hơn và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế nước nhà.
2. Phân loại ngân hàng thương mại
2.1. Dựa vào hình thức sở hữu thì được chia ra làm năm loại
Các loại ngân hàng thương mại
* Ngân hàng thương mại Quốc doanh (State owned Commercial bank)
- Là ngân hàng thương mại được mở bằng 100% từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trong xu thế kinh tế hội nhập, để thu hút được nhiều nguồn vốn thì ngân hàng thương mại Quôc doanh ban hành nhiều hình thức tăng vốn như phát hành trái phiếu, cổ phần hóa ngân hàng.
- Một số ngân hàng Quốc doanh ở Việt Nam:
+ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Bank for Agriculture and Rural Development)
+ Ngân hàng công thương Việt nam (Industrial and commercial Bank of viet man – ICBV-Vietinbank)
+ Ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Bank for Investement and Development of Viet nam – BIDV)
+ Ngân hàng ngoại thương Việt nam (Bank for Foreign Trade of Viet nam – Vietcombank)
* Ngân hàng thương mại cổ phần (joint Stock Commercial bank)
- Là ngân hàng thương mại được thành lập dưới sự góp vốn của hai hay nhiều cá nhân hoặc công ty theo cổ phần. Trong đó mỗi cá nhân hay công ty chỉ được sở hữu một số cổ phần hạn định theo qui định của ngân hàng nhà nước Việt nam.
- Một số ngân hàng thương mại cổ phần là:
+ Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
+ Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông
+ Ngân hàng thương mại cổ Đông Á
+ Ngân hàng thương mại cổ Quân đội
* Ngân hàng liên doanh (thuộc loại hình tổ chức tín dụng liên doanh)
- Là ngân hàng thương mại được thành lập bằng vốn giữa các ngân hàng với nhau, một bên là ngân hàng thương mại Việt nam và một bên khác là ngân hàng thương mại nước ngoài có trụ sở đặt tại Việt nam, hoạt động như những ngân hàng ở Việt Nam.
- Một số ngân hàng thương mại liên doanh như:
+ Indovina Bank Limitted
+ Ngân hàng Việt Nga
+ Shinhanvina Bank
+ Vid Public Bank
+ Vinasiam Bank
* Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
- Là ngân hàng thương mại được thành lập do vốn của nước ngoài theo pháp luật nước ngoài, được phép đặt chi nhánh tại Việt Nam và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam:
+ City Bank
+ Bangkok Bank
+ Shinhan Bank
+ Deustch Bank
* Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài:
- Là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam với nguồn vốn điều lệ hoàn toàn từ nước ngoài, do sự sở hữu của nước ngoài. Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được hoạt động dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc từ hai hay nhiều thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam , có trụ sở chính tại Việt Nam.
- Một số ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
+ Ngân hàng TNHH Một Thành Viên ANZ
+ Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Standard Chartered
+ Ngân hàng TNHH Một Thành Viên HSBC
+ Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Shinhan
+ Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Hongleong
>>> Kế toán ngân hàng thương mại
2.2. Dựa vào chiến lược kinh doanh
Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào chiến lược kinh doanh
- Ngân hàng bán buôn: là loại ngân hàng chủ yếu giao dịch và cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp lớn, các công ty tài chính,.. Nhà nước, rất ít khi giao dịch với khách hàng là cá nhân.
- Ngân hàng bán lẻ: là loại ngân hàng các giao dịch và cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng cá nhân.
- Ngân hàng hỗn hợp (vừa bán buôn vừa bán lẻ): là loại ngân hàng giao dịch và cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng doanh nghiệp và các khách hàng cá nhân.
2.3. Dựa vào tính chất hoạt động
Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào tính chất hoạt động
- Ngân hàng chuyên doanh: là loại ngân hàng chỉ hoạt động chuyên về một lĩnh vực nhất định như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…
- Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại ngân hàng hoạt động ở tất cả các lĩnh vực kinh tế và thực hiện gần như tất cả các nghiệp vụ phát sinh mà một ngân hàng được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trên là những câu trả lời vô cùng chi tiết cho hai câu hỏi ở tiêu đề. Để biết thêm thật nhiều kiến thức về ngân hàng thương mại cũng như những kiến thức về kinh tế, kế toán bạn hãy truy cập vào website Kế toán Đức Minh để tham khảo nhé
- Ngọc Anh-
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Bí quyết giúp sinh viên kế toán dễ dàng kiếm việc làm (10/11)
- Khoá học nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp xây lắp xây dựng (06/11)
- Kinh nghiệm chọn trung tâm dạy kế toán uy tín (05/11)
- Học thực hành kế toán tổng hợp thực tế cấp tốc tại Hà Nội (02/11)
- Nên học kế toán thực hành thực tế ở đâu chi phí thấp nhất? (30/10)
- Quy trình học kế toán doanh nghiệp tại Đức Minh (29/10)
- Khóa học kế toán thực tế tại hà nội cho mọi đối tượng (28/10)
- Bài thơ tình yêu dưới góc nhìn của dân kế toán (04/09)
- Chuyện nghề kế toán (26/08)
- Những câu hỏi và trả lời thông minh hay gặp khi đi phỏng vấn (09/08)