Tin mới
Với kỳ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022 thì trường hợp nào người nộp thuế không phải quyết toán thuế? Mức giảm...
Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn về hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong năm 2023 qua...
Do làm việc cùng lúc cho nhiều công ty nên người lao động rất dễ gặp phải tình trạng bị đóng trùng bảo hiểm xã hội. Vậy...
Khi công ty phát sinh hoạt động kinh doanh không thường xuyên thì thời hạn khai thuế sẽ là bao lâu? Cùng Kế toán Đức...
Năm 2023 thuế giá trị gia tăng 0% (GTGT) sẽ được áp dụng đối với những mặt hàng nào? Để áp dụng thuế suất 0%, cần phải...
Chủ đề tìm nhiều
Người lao động cần làm gì khi doanh nghiệp không trả sổ bảo hiểm? – KTĐM
Sổ bảo hiểm là một trong những giấy tờ quan trọng mang lại nhiều quyền lợi đảm bảo của người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau khi người lao động chấm dứt hợp đồng lại không được doanh nghiệp trả lại sổ bảo hiểm. Vậy, trong trường hợp này, người lao động cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động?
Căn cứ Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận, trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Theo đó, khi hợp đồng lao động chấm dứt, dù trong trường hợp nào, việc doanh nghiệp không chốt, trả sổ bảo hiểm cho người lao động là hoàn toàn trái quy định pháp luật.
2. Trường hợp doanh nghiệp không trả sổ bảo hiểm thì phải làm gì?
Trường hợp sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ trả lại giấy tờ cũng như sổ BHXH cho người lao động trong thời gian tối đa 30 ngày thì người lao động có thể thực hiện 01 trong 02 biện pháp sau:
1.2. Thứ nhất, thực hiện khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền:
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì:
- Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện việc chốt, trả sổ bảo hiểm cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lào động, hợp đồng làm việc, người lao động có thể gửi đơn khiếu nại lần đầu đến giám đốc của doanh nghiệp để được giải quyết.
- Trong trường hợp, sau 07 làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, doanh nghiệp không giải quyết khiếu nại hoặc giải quyết nhưng người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì người lao động có thể gửi đơn khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
2.2. Thứ hai, gửi đơn khởi kiện trực tiếp đến Tòa án:
Trong trường hợp người lao động nhận định rằng không thể thực hiện khiếu nại đối với hoàn cảnh và tính chất của việc không trả sổ bảo hiểm thì căn cứ Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
“Điều 32. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải
...
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; [...]”
Theo đó, người lao động có thể trực tiếp khởi kiện ra Tòa án quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật để đòi lại quyền lợi của mình khi doanh nghiệp không trả lại sổ bảo hiểm cho mình.
Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về kế toán bạn có thể ghé thăm website: https://ketoanducminh.edu.vn/ hoặc đăng ký tham gia ngay lớp học kế toán tại các chi nhánh của Đức Minh.
Bạn nào quan tâm xem chi tiết tại đây:
>>> Khóa học kế toán tổng hợp online.
>>> Đăng ký khóa học kế toán tổng hợp online – Kế toán Đức Minh.
- Ngọc Anh-
Các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan:
=>>> Không xác nhận bảo hiểm thất nghiệp, doanh nghiệp bị phạt? Kế toán Đức Minh.
=>>> Thủ tục báo giảm BHXH, BHYT và chốt sổ bảo hiểm khi người lao động nghỉ việc
=>>> Không gộp sổ bảo hiểm có ảnh hưởng tới quyền lợi người lao động? – KTĐ
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Lao động làm việc tự do nên đóng bảo hiểm gì để được hưởng quyền lợi tốt nhất? (23/05)
- Những điều cần biết về thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội – Kế toán Đức Minh (21/05)
- Người lao động tham gia các công việc nặng nhọc, độc hại được trả lương như thế nào? (20/05)
- Những hệ lụy mà doanh nghiệp sẽ gặp phải khi ghi hai sổ kế toán – KTĐM (19/05)
- Việc tạm ứng tiền lương của người lao động có sự thay đổi từ năm 2021 (19/05)
- Kế toán, nhân sự cần lưu ý về việc báo tăng/giảm lao động trong doanh nghiệp (14/05)
- Phân biệt tài sản và nguồn vốn khác nhau thế nào? – Kế toán Đức Minh (13/05)
- Đổi căn cước công dân ảnh hưởng thế nào tới người lao động? - KTĐM (08/05)
- Kế toán trưởng và kế toán tổng hợp khác nhau như thế nào? – KTĐM (07/05)
- Chi tiết lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từ ngày 01/01/2021- KTĐM (06/05)