Tin mới
Hạch toán chi phí quảng cáo từ các nhà mạng Google hay Facebook hiện nay là một khoản chi phí thường xuyên tại nhiều...
Hóa đơn do Cục thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho các tổ chức, doanh...
Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu là tài liệu quan trọng khi làm tờ khai hải quan. Doanh nghiệp cần nắm vững các mã loại...
Ngày 30/11 vừa qua, tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc tiếp tục giảm...
Những trường hợp nào được phép tạm hoãn hợp đồng lao động? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn về các trường hợp này...
Chủ đề tìm nhiều
Đi làm chưa làm đủ 12 tháng thì có được lương tháng 13 không?
Lương tháng thứ 13 là một trong những khoản thưởng người lao động mong ngóng khi Tết đến gần kề. Tuy nhiên, như bạn đọc đã biết thì không có quy định nào về lương tháng thứ 13 mà chỉ quy định về thưởng tết. Thưởng tháng lương thứ 13 là do doanh nghiệp quy định có hoặc không và không phải ai cũng được thưởng lương thứ 13. Và nếu có, những lao động làm chưa đủ 12 tháng có được hưởng khoản lương này?
1. Lương tháng 13 do doanh nghiệp quy định
Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ luật Lao động năm 2012 cũng như các văn bản hướng dẫn liên quan đều không có bất cứ quy định nào về lương tháng 13 mà chỉ có quy định về tiền thưởng. Theo đó:
“Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.”
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều coi lương tháng 13 có bản chất tương tự như tiền thưởng và được chi trả vào dịp cuối năm.
Tức là, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình và mức độ hoàn thành công việc trong năm của người lao động để quyết định có chia tháng lương thứ 13 cho người lao động hay không.
Và cơ sở để doanh nghiệp thực hiện hoạt động này là những thỏa thuận, quy định cụ thể tại hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, quy chế tài chính của doanh nghiệp, quy chế thưởng do Giám đốc/Tổng Giám đốc ban hành…
2. Chưa làm đủ 12 tháng có được lương tháng 13?
Như đã phân tích, doanh nghiệp sẽ quyết định việc có lương tháng 13 hay không và mỗi doanh nghiệp sẽ đặt ra những điều kiện hưởng cũng như công thức tính riêng.
Thông thường, để có tháng lương thứ 13, người lao động phải đáp ứng đủ 03 điều kiện:
- Có hợp đồng lao động bằng văn bản xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn;
- Có thời gian làm việc liên tục từ 01 tháng trở lên tính đến thời điểm tính lương tháng 13
- Vẫn còn tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp đến thời điểm tính lương tháng thứ 13.
Khi đó, mức lương tháng 13 sẽ tính theo số tháng làm việc:
* Với người làm từ đủ 12 tháng trở lên:
Mức lương tháng 13 = Bình quân tiền lương của 12 tháng trong năm.
* Với người làm chưa đủ 12 tháng:
Mức lương tháng 13 = (Thời gian người lao động làm việc trong năm/12) x Bình quân tiền lương tính theo thời gian người lao động làm việc.
Trên đây là những nội dung thường gặp về lương tháng 13 tại một số doanh nghiệp. Để biết chính xác mình có được hưởng lương tháng 13 hay không, người lao động làm chưa đủ 12 tháng nên đọc kỹ hợp đồng lao động hoặc quy chế lương - thưởng của doanh nghiệp mình.
Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về kế toán bạn có thể ghé thăm website: https://ketoanducminh.edu.vn/ hoặc đăng ký tham gia ngay lớp học kế toán tại các chi nhánh của Đức Minh.
Bạn nào quan tâm xem chi tiết tại đây:
>>> Khóa học kế toán tổng hợp online.
>>> Đăng ký khóa học kế toán tổng hợp online – Kế toán Đức Minh.
- Ngọc Anh-
Các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan:
=>>> Nghỉ Tết, người lao động có được ứng trước lương không? – KTĐM
=>>> Lương tháng thứ 13 KHÔNG PHẢI là thưởng tết như bạn nhầm tưởng
=>>> Cách đưa lương thưởng tháng 13 vào chi phí hợp lý – Kế toán Đức Min
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Cách đưa lương thưởng tháng 13 vào chi phí hợp lý – Kế toán Đức Minh (16/01)
- Chi phí quà Tết cho nhân viên có phải chi phí hợp lý? Kế toán Đức Minh. (16/01)
- 05 trường hợp không được cho thuê lại lao động mà Doanh nghiệp cần chú ý – Kế toán Đức Minh. (16/01)
- Thất thoát hàng hóa doanh nghiệp và nguyên nhân thất thoát hàng hóa? (15/01)
- Công việc của kế toán thanh toán trong doanh nghiệp- Kế toán Đức Minh. (15/01)
- 05 chính sách về kế toán - kiểm toán có hiệu lực từ tháng 01/2020 – Kế toán Đức Minh (15/01)
- 5 Group Facebook hữu ích dân kế toán nên tham gia ngay – KTĐM (14/01)
- 5 thủ thuật gian lận trong báo cáo tài chính “cực kỳ thuyết phục” cho doanh nghiệp (13/01)
- 2 cách tra cứu BHXH khi không đăng ký số điện thoại nhận mã OTP (13/01)
- Thanh lý hàng tồn kho nhanh chóng cho kế toán dịp cuối năm - KTĐM (11/01)