Tin mới
Những trường hợp nào được phép tạm hoãn hợp đồng lao động? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn về các trường hợp này...
Người lao động có được hưởng lương khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng theo quy định hay không? Cùng Kế toán Đức Minh tìm...
Đối với trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động thì có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không? Cùng Kế toán Đức Minh...
Chi phí cấp Sổ đỏ cho đất không có giấy tờ gồm tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận,...
Hợp đồng đào tạo là một thỏa thuận, có thể được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản, giữa các bên liên quan. Vậy...
Chủ đề tìm nhiều
4 nguyên tắc giúp doanh nghiệp quản lý chi phí hiệu quả - Kế toán Đức Minh
Chi phí luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Kinh doanh có hiệu quả là doanh thu luôn tốt cùng với chi phí ở mức nhỏ nhất. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp quản lý chi phí được hiệu quả? Chúng ta cùng tìm hiểu 4 nguyên tắc quản lý chi phí hiệu quả sau đây:
Dưới đây là 4 nguyên tắc cơ bản sẽ giúp các chủ doanh nghiệp quản lý chi phí hiệu quả cho doanh nghiệp mình.
Nguyên tắc 1: Sử dụng các mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và doanh số bán hàng để gắn kết với hoạt động quản lý chi phí theo định hướng tăng trưởng bền vững
Phần lớn các công ty không thấy được hoạt động quản lý chi phí cần gắn kết với chiến lược kinh doanh, chứ chưa nói đến đó là nền tảng cho sự tăng trưởng. Trong khi tốc độ tăng trưởng lợi nhuận truyền thống tại công ty là khá ổn định, tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng luôn khiêm tốn ngay cả trong những điều kiện tốt nhất. Và sự thay đổi trong hoạt động quản lý chi phí là cần thiết ở cả hai khu vực trên.
Các công ty sẽ chỉ có thể đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận như mong muốn bằng việc cắt giảm chi phí nhưng đồng thời vẫn gia tăng doanh số bán hàng, qua đó tạo ra một mối liên kết giữa hai nhiệm vụ quan trọng này. Sự gắn kết này là không thể thiếu.
Trong trường hợp một khoản chi phí quá cao của công ty sẽ giới hạn các khoản tiền đầu tư cho kế hoạch tăng trưởng kinh doanh. Ngược lại, nếu quá chú trọng đến việc cắt giảm chi phí mà thiếu sự đầu tư cho tăng trưởng dài hạn, sự đình trệ trong hoạt động kinh doanh sẽ xuất hiện, tăng trưởng chậm chạp và cùng với thời gian nó sẽ làm xói mòn vị thế kinh doanh của công ty.
Nguyên tắc 2: Chỉnh sửa các mục tiêu cắt giảm chi phí cho phù hợp với thực tế chi phí hiện tại và các chiến lược kinh doanh cụ thể
Một mặt các công ty cần đặt ra những mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hấp dẫn để động viên các nhà quản lý cắt giảm những chi phí khác nhau nhằm phục vụ tăng trưởng, nhưng mặt khác cũng cần xác định rõ bao nhiêu phần trăm trong số lợi nhuận thu được từ việc cắt giảm chi phí và bao nhiêu phần trăm có được từ những nỗ lực cải thiện, phát triển kinh doanh khác.
Có ba nhân tố khác cần được quan tâm khi đặt ra các mục tiêu cắt giảm chi phí tại bất cứ công ty nào. Những nhân tố này nên cân bằng, và không một nhân tố nào được đặc quyền ưu tiên hơn:
Các mức chi phí cắt giảm được so sánh như thế nào với các mức chi phí cho các hoạt động kinh doanh khác trong công ty?
Các mức chi phí cắt giảm được so sánh như thế nào với các mức chi phí tương tự của các đối thủ cạnh tranh? Mức chi phí nào là cần thiết để trợ giúp các mục tiêu tăng trưởng dự định và đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng?
Nguyên tắc 3: Phân biệt giữa chi phí tốt và chi phí xấu.
Phần quan trọng nhất của nghệ thuật quản lý chi phí nằm ở việc đặt ra các mục tiêu cắt giảm chi phí và tăng trưởng. Đó chính là thách thức làm thế nào để cắt giảm chi phí theo những phương thức hợp lý nhất mà không làm mất đi các năng lực thiết yếu hay giảm thiểu tính cạnh tranh của công ty. Chìa khoá hoá giải thách thức này chính là việc phân biệt các loại chi phí đóng góp vào sự tăng trưởng lợi nhuận, và những chi phí có thể cắt giảm để chuyển phần tiết kiệm được sang những khu vực tăng trưởng, sinh lời của hoạt động kinh doanh.
Chẳng hạn như, các nhà quản lý sẽ tự đặt ra câu hỏi: yếu tố nào trong các chi phí là cần thiết để giữ vị thế cạnh tranh hiện tại? Yếu tố nào không là cần thiết? Liệu những trợ cấp cho nhân viên bán hàng có thể cắt giảm được không? Còn các chi phí quản lý nhân sự, chi phí tài chính kế toán thì sao? Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hiện tại là gì và việc tái đầu tư đem lại những lợi ích nào?
Nguyên tắc 4: Xây dựng những điều kiện thích hợp cho việc quản lý chi phí hiện tại
Việc thay đổi các quy trình quản lý, tổ chức luôn là những điều kiện tiên quyết cho hoạt động quản lý chi phí hiệu quả nhất. Việc này có thể được thực hiện theo một vài phương cách khác nhau.
- Thứ nhất, công ty xây dựng hệ thống báo cáo tài chính có trọng điểm, qua đó cung cấp các chi tiết về những khu vực chi phí cụ thể trong từng bộ phận kinh doanh.
- Thứ hai, ban quản lý giới thiệu các phương pháp mới để giám sát hoạt động của các chi phí cùng những giải pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa việc chi tiêu không đúng chỗ.
- Thứ ba, công ty lên danh sách nhóm “các chi phí trung tâm” dưới sự quản lý trực tiếp của ban quản trị cấp cao. Nhóm các chi phí này bao gồm cả các chi phí cho hoạt động chức năng chủ chốt lẫn các hoạt động kinh doanh quan trọng.
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất để hoạt động quản lý chi phí đạt hiệu quả cao chính là sự cân đối hài hòa giữa tiết kiệm chi phí với các yếu tố tăng trưởng kinh doanh, đảm bảo việc cắt giảm chi phí đóng một vai trò thích hợp và rõ ràng trong lịch trình tăng trưởng kinh doanh của công ty.
Các bài viết liên quan:
=>>> Quản lý thu chi doanh nghiệp thế nào cho hiệu quả? Kế toán Đức Minh.
=>>> Những mẹo tiết kiệm chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp vô cùng hữu hiệu
=>>> Tìm hiểu về kế toán chi phí trong Doanh nghiệp– Kế toán Đức Minh
=>>> Mẫu theo dõi tình hình Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp đơn giản
=>>> Chi phí sản xuất- thước đo hiệu quả quản lý của doanh nghiệp
- Ngọc Anh-
>>> địa chỉ học kế toán tại hoàng mai
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Các đối tượng được miễn lệ phí thuế môn bài năm 2019 – Kế toán Đức Minh (21/02)
- 8 công việc kế toán, nhân sự cần làm trong tháng 03/2019 - KTĐM (21/02)
- Vi phạm về thuế xuất nhập khẩu thì sẽ bị xử lý như thế nào?- Kế toán Đức Minh (20/02)
- Mẫu quyết định thôi việc, hủy bỏ, bãi nhiệm kế toán trưởng – Kế toán Đức Minh (19/02)
- Hướng dẫn cách hạch toán kế toán tại công ty “LẮP RÁP” – Kế toán Đức Minh (18/02)
- Sự khác nhau giữa báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất? (16/02)
- Những khó khăn trong quản lý hàng tồn kho tại các doanh nghiệp Việt Nam (15/02)
- Doanh nghiệp siêu nhỏ có bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế hay không? (14/02)
- Lương NET là gì?Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo lương NET (14/02)
- Chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên – Kế toán Đức Minh (13/02)