Tin mới

Đối tượng không chịu thuế GTGT có bắt buộc kê khai hóa đơn không? Kế toán Đức Minh.
Kê khai hoá đơn VAT là quá trình đăng ký, báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng tới cơ quan thuế. Theo quy định, đối...
03 quyền lợi của người lao động đóng BHXH dưới 20 năm – Kế toán Đức Minh.
Đối với người lao động đóng Bảo hiểm xã hội dưới 20 năm sẽ được hưởng quyền lợi gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi...
Hóa đơn bán hàng không VAT có phải kê khai thuế, có được hạch toán vào chi phí không?
Cùng với hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT), hóa đơn bán hàng cũng là hình thức hóa đơn được sử dụng phổ biến trong...
Quy trình xuất hóa đơn VAT cho công ty
Xuất hóa đơn VAT cho công ty là một trong những nghiệp vụ mà kế toán bắt buộc phải thành thạo. Việc xuất hóa đơn đúng...
7 việc cần LÀM NGAY sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp
Công ty mới thành lập cần làm những gì? Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp:...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

3 cách phân loại tài khoản kế toán ngân hàng – Kế toán Đức Minh

03/04/2018 02:47

Do đặc thù của ngành ngân hàng nên khác với hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hay sử dụng được chia thành 4 loại cơ bản: tài khoản phản ánh tài sản, tài khoản phản ánh nguồn vốn, tài khoản phản ánh doanh thu và thu nhập và tài khoản phản ánh chi phí thì kế toán ngân hàng lại phân loại theo những tiêu chí khác. Đó là phân loại tài khoản theo công dụng và kết cấu, theo mối liên hệ với bảng cân đối kế toán, theo mức độ tổng hợp và chi tiết. Cụ thể như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

3 cách phân loại tài khoản kế toán ngân hàng – Kế toán Đức Minh

1. Phân loại tài khoản theo công dụng và kết cấu

Là việc sắp xếp các nhóm tài khoản theo mối quan hệ 2 chiều của vốn là tài sản và nguồn vốn nhằm làm rõ bản chất của tài khoản trong quá trình phản ánh, kiểm soát đối tượng kế toán ngân hàng.

Theo cách phân loại này, tài khoản kế toán ngân hàng được phân thành:

+ Tài khoản phản ánh nguồn vốn: Là các tài khoản phản ánh nghiệp vụ nguồn vốn của ngân hàng. Tính chất của các tài khoản phản ánh nguồn vốn là dư có. Ví dụ: Tài khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng; tài khoản các quỹ của ngân hàng; tài khoản thu nhập của ngân hàng như thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi; tài khoản phát hành giấy tờ có giá…

+ Tài khoản phản ánh tài sản: Là các tài khoản phản ánh hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Tính chất của các tài khoản này là dư nợ.

Ví dụ: Tài khoản tiền mặt, kim loại quý, đá quý..; tài khoản tiền gửi và đầu tư chứng khoán tại NHNN; tài khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; tài khoản tiền lãi cộng dồn dự thu…

+ Tài khoản phản ánh tài sản và nguồn vốn (TK Nợ – Có): Loại tài khoản này chia thành hai nhóm:

– Tài khoản Có thể phản ánh tài sản, có thể phản ánh nguồn vốn. Số dư của tài khoản có thể dư nợ hoặc dư có. Ví dụ: Tài khoản lợi nhuận năm nay; tài khoản đánh giá lại giá trị tài sản (TK63); tài khoản tiền gửi thanh toán (đối với những khách hàng được phép thấu chi).

– Tài khoản vừa phản ánh tài sản vừa phản ánh nguồn vốn tại cùng một thời điểm, tức là tài khoản có 2 số dư, số dư nợ và số dư có, Khi lên cân đối tài khoản vẫn phải để 2 số dư, không được bù trừ cho nhau. Ví dụ: Tài khoản chuyển tiền đến còn sai sót chờ xử lý trong nghiệp vụ chuyển tiền điện tử.

2. Phân loại tài khoản theo mối liên hệ với bảng cân đối kế toán

Theo cách phân loại này, tài khoản kế toán ngân hàng được phân thành tài khoản trong bảng cân đối (tài khoản nội bảng) và tài khoản ngoài bảng cân đối (tài khoản ngoại bảng).

– Tài khoản trong bảng cân đối kế toán: phản ánh tài sản, nguồn vốn của bản thân đơn vị ngân hàng. Sự vận động của những tài sản và nguồn vốn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô hoặc cơ cấu tài sản, nguồn vốn của ngân hàng. Khi phản ánh hoạt động của những tài khoản nội bảng phải áp dụng phương pháp ghi sổ kép.

– Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (tài khoản ngoại bảng): phản ánh những tài sản không (hoặc chưa) thuộc quyền sở hữu, sử dụng, hay nghĩa vụ phải thanh toán của ngân hàng (tài sản giữ hộ, tạm giữ…); các nghiệp vụ chưa tác động ngay đến nguồn vốn và tài sản của ngân hàng (các cam kết thanh toán thư tín dụng, các hợp đồng, các chứng từ thanh toán trong thời gian chưa thanh toán, các giấy tờ ấn chỉ chưa sử dụng…). Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán áp dụng phương pháp ghi sổ đơn (nhập – xuất).

3. Phân loại theo mức độ tổng hợp và chi tiết

Theo cách phân loại này, tài khoản kế toán ngân hàng được phân thành tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết (tài khoản phân tích).

– Tài khoản tổng hợp: dùng để phản ảnh một cách tổng hợp hoạt động ngân hàng theo những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp thông tin kinh tế, tài chính phục vụ chỉ đạo thực thi chính sách tiền tệ và chỉ đạo hoạt động kinh doanh ngân hàng; đồng thời là chỉ tiêu để lập bảng cân đối tài khoản kế toán ngân hàng.

– Tài khoản chi tiết (còn gọi là tiểu khoản): dùng để phản ảnh sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể. Đối với bộ phận tài khoản giao dịch thì tiểu khoản dùng để phản ảnh hoạt động tiền gửi, tiền vay của từng khách hàng có quan hệ với ngân hàng. Đối với bộ phận tài khoản nội bộ thì tiểu khoản dùng để phản ảnh chi tiết từng loại tài sản, từng mặt nghiệp vụ cụ thể của bản thân ngân hàng.

Để biết thêm thật nhiều thông tin và kiến thức kế toán hữu ích, mời các bạn xem thêm tại website:  http://ketoanducminh.edu.vn và download tài liệu miễn phí tại: http://112doc.com/

- Ngọc Anh-

=>>> Kế toán ngân hàng thương mại

=>>> Các loại chứng từ kế toán trong ngân hàng - Kế toán Đức Minh

=>>> Những điều cần lưu ý về tài khoản tiền gửi ngân hàng trước khi lên BCTC- Kế toán Đức Minh.

=>>> Tổng hợp những nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng P1- Kế toán Đức Minh.

=>>> Mô tả công việc kế toán ngân hàng

=>>> Nhớ hết tài khoản kế toán nhanh với mẹo sau

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN