Tin mới

Hướng dẫn xuất hóa đơn 2 loại thuế suất – Kế toán Đức Minh.
Xuất hóa đơn 2 loại thuế suất như thế nào? Quy định giảm thuế được áp dụng từ 1/7/2024 theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP dẫn...
Doanh nghiệp phải kê khai thuế TNCN cho nhân viên thế nào?
Khi người lao động làm việc tại các doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ tiến hành kê khai thuế TNCN cho nhân viên và nhân...
Thuế trước bạ mua bán chung cư: Cách tính và thủ tục khai nộp
Thuế trước bạ mua bán chung cư là cách gọi dùng để chỉ tiền lệ phí trước bạ khi người dân mua bán chung cư. Tùy từng...
Thuế trước bạ 2024: Mức nộp, hồ sơ và hạn nộp
Thuế trước bạ là khoản tiền phải nộp khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, ô tô, xe máy. Bài viết hướng...
Bảo hiểm trả tiền nghỉ ốm vào ngày nào cho người lao động? Kế toán Đức Minh.
Người lao động được Cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả tiền nghỉ ốm là một trong những quyền lợi cơ bản khi tham gia bảo...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho sinh viên

Nhớ hết tài khoản kế toán nhanh với mẹo sau

15/04/2017 04:17

Hệ thống tài khoản kế toán, danh mục tài khoản là cả một dãy những con số và chữ. Thật khó nhớ những tài khoản này một cách chính xác. Bạn cảm thấy khó khăn trong việc cách nhớ tài khoản kế toán nhanh chóng. Hãy cùng xem Kế toán chia sẻ mẹo để nhớ nhanh những tài khoản kế toán trong bài viết sau đây nhé!

Nhớ hết tài khoản kế toán nhanh với mẹo sau

 

Những tài khoản kế toán rất nhiều và chúng ta cần phải hiểu bản chất của từng nhóm tài khoản thì mới có thể nhớ nhanh và lâu được. Bạn nên tìm hiểu và đọc sơ qua vài lần sau đó làm các bài tập có liên quan để biết cách áp dụng và định khoản.

Để nhớ nhanh các tài khoản kế toán, bạn nên nắm được một số bản chất cụ thể sau đây:

1.Làm quen với các tài khoản.

Bước đầu làm quen giúp cho bạn có cái nhìn tổng quát nhất về hệ thống tài khoản kế toán. Bạn cần nắm được có bao nhiêu tài khoản và trong mỗi tài khoản có những tài khoản cấp 1, cấp 2 nào. Như vậy bạn sẽ hệ thống hoá một cách dễ hình dung nhất.

Việc đầu tiên bạn cần là nên học từng loại tài khoản một. Học học và hiểu bản chất của loại tài khoản này rồi mới học sang tài khoản khác để tránh tình trạng tài khoản nào cũng mơ hồ.

2.Các nguyên tắc định khoản kế toán

+ Xác định các đối tượng kế toán được thực hiện trong những nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó.

+ Luôn nhớ nguyên tắc bên Nợ ghi trước, bên Có ghi sau trong mọi nghiệp vụ.

+ Tổng giá trị của Bên Nợ  bằng tổng giá trị của Bên Có. (Bên Nợ = Bên Có)

+ Tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn. (Tổng TS = Tổng NV).

+ Nghiệp vụ có biến động tăng ghi 1 bên/ Nghiệp vụ nào có biến động giảm ghi 1 bên.

+ Số dư tài khoản có thể có cả ở Bên Nợ và Bên Có. Tuy nhiên lưu ý: Biến động tăng bên nào thì có số dư bên đó.

+ Cách hạch toán tài khaorn theo nguyên tắc Chữ T: Bên trái ghi Nợ, bên phải ghi Có.

sơ đồ chữ T

3.Cách phân chia hệ thống tài khoản thành từng loại.

+ Những tài khoản tài sản:

Đây là những TK Đầu 1 và Đầu 2. Với nguyên tắc ghi nhận như sau: Phát sinh tăng ghi Bên Nợ, phát sinh giảm ghi Bên

Hãy nhớ TĂNG NỢ, GIẢM CÓ với TK Tài sản đầu 1 và đầu 2 nhé!

tài khoản tài sản

+ Những tài khoản nguồn vốn.

TK Nguồn Vốn là những tài khoản Đầu 3 và Đầu 4. Nguyên tắc ghi nhận như sau:

Phát sinh giảm ghi bên Nợ, phát sinh tăng ghi bên Có.

+ Những tài khoản Doanh thu.

TK doanh thu là những Tài khoản Đầu 5 và Đầu 7. Những TK này mang tính chất của Nguồn vốn nên nguyên tắc ghi nhận sẽ như Nguồn Vốn. Phát sinh giảm ghi bên Nợ, phát sinh tăng ghi bên Có.

+ Những tài khoản Chi Phí

TK Chi phí là những TK Đầu 6 và Đầu 8. Những TK này mang tính chất như Tài sản nên nguyên tắc ghi nhận giống như Tài sản. Phát sinh tăng ghi Bên Nợ, phát sinh giảm ghi Bên

           

tài khoản chi phí

+ TK Xác định kết quả kinh doanh.

TK về xác định kết quả kinh doanh là những TK thuộc Đầu 9.

4.Chia hệ thống tài khoản kế toán theo mẹo sau để học.

+ Nhắc đến Tiền là nhớ đến TK đầu 1.

+ Nhắn đến Chi phí dài hạn và các Tài sản cố định là nhớ đến TK Đầu 2.

+ Nhắc đến Nợ phải trả và các khoản phải nộp là nhớ đến TK Đầu 3.

+ Nhắc đến Vốn Chủ sở hữu là nhớ đến TK Đầu 4.

+ Nhắc đến Doanh thu là nhớ đến TK Đầu 5

+ Nhắc đến Chi Phí là nhớ đến TK Đầu 6

+ Nhắc đến việc TẬP HỢP Chi phí và Doanh thu thì nhớ đến TK đầu 9.

 

Có rất nhiều cách có thể giúp bạn nhớ nhanh và lâu hơn hệ thống tài khoản ngân hàng. Hy vọng với bài viết chia sẻ những mẹo, cách nhớ những tài khoản của hệ thống tài khoản mà Kế toán Đức Minh chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn đọc nhiều hơn.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Huyen Babi-

 

 

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan

>>> MẸO NHỎ MÀ CÓ VÕ của dân kế toán và các ngành liên quan

 

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN