Tin mới

Giấy chứng nhận đăng ký thuế là gì? Có bắt buộc không?
Theo quy định hiện hành, mỗi đối tượng nộp thuế sẽ có mã số thuế riêng và mã số thuế này được thể hiện tại giấy chứng...
Làm Freelance đóng thuế TNCN thế nào?
Làm Freelance là công việc đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên có nhiều người vẫn băn khoăn Freelance là...
Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?
Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ,...
Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền thì nên làm gì?
Trường hợp các bên đã ký kết hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận được tiền xảy ra rất nhiều trên thực tế. Bài viết dưới...
Lợi nhuận trước thuế là gì? Công thức tính lợi nhuận trước thuế
lợi nhuận trước thuế phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chi...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

5 số liệu mà kế toán cần kiểm tra trước khi lên báo cáo tài chính

30/03/2018 05:00

Tất cả những con số trong báo cáo tài chính sẽ cho ta thấy được tình hình cũng như kết quả kinh doanh trong một năm đã qua như thế nào. Vì vậy, để tránh việc sai sót và phản ánh đúng, chính xác kết quả kinh doanh đó, kế toán cần kiểm tra các số liệu trong sổ sách kế toán trước khi lên báo cáo tài chính.

5 số liệu mà kế toán cần kiểm tra trước khi lên báo cáo tài chính

1. Kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng

– Sau khi hoàn thành nhập hết các bút toán trong sổ phụ ngân hàng. Nhân viên kế toán cần so sánh số dư trên sổ cái TK 112 so với số dư đến ngày 31/12 trong sổ phụ ngân hàng.

– Nếu số liệu trùng khớp thì không cần rà soát lại. Tuy nhiên trường hợp phát hiện ra sự sai sót, chênh lệch cần dò lại các bút toán với sổ phụ ngân hàng. Để tìm được lỗi sai sau đó khắc phục sớm nhất có thể.

=>>> Những điều cần lưu ý về tài khoản tiền gửi ngân hàng trước khi lên BCTC- Kế toán Đức Minh.

=>>> Tài khoản tiền mặt - Những điều cần lưu ý trước khi lên BCTC.

=>>> Tổng hợp những nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng P1- Kế toán Đức Minh.

2. Kiểm tra số dư công nợ cần phải thu (TK131) và phải trả (TK331)

kiểm tra trước khi lên báo cáo tài chính

Ảnh 1: 5 số liệu mà kế toán cần kiểm tra trước khi lên báo cáo tài chính

– Sau khi tổng kết và lập được bảng tổng hợp số công nợ cần phải thu và số công nợ cần phải trả. Nhân viên kế toán cần gửi thư mail hoặc liên hệ trực tiếp với khách hàng, nhà cung cấp đã hợp tác với doanh nghiệp mình. Để xác nhận và đảm bảo việc ghi chép công nợ chính các và đúng.

– Trong trường hợp số ghi công nợ bằng 0 vẫn cần được xác minh lại. Vì rất có thể phía bên kia sẽ ra một kết quả khác. Vì thế để không ảnh hưởng đến báo cáo tài chính sau này. Cần có sự cẩn thận kiểm tra toàn bộ

=>>> Cách kiểm tra số liệu TK 131 và TK 331 trên Báo cáo tài chính.

=>>> Nợ phải thu, phải trả - Kế toán cần lưu ý gì trước khi lên BCTC

=>>> Thông tin phải thu, phải trả nội bộ trên Báo cáo tài chính như thế nào?

3. Kiểm tra số dư nợ vay trước

 kế toán cần kiểm tra trước khi lên báo cáo tài chính 1

Ảnh 2: 5 số liệu mà kế toán cần kiểm tra trước khi lên báo cáo tài chính

– Số dư nợ vay trên sổ cái cần bắt buộc phải khớp với số dư trên tài khoản phụ ngân hàng về tiền vay. Nếu có sự chênh lệch cần thiết điều chỉnh lại. Để tìm được nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời

– Các khoản vay từ các tổ chức khác cần tiến hành xin xác nhận. Để đối chiếu khớp trước khi lập báo cáo tài chính

=>>> Kế toán nợ vay và dự phòng phải trả

4. Kiểm tra chỉ tiêu thuế và các khoản cần phải nộp cho nhà nước

kiểm tra trước khi lên báo cáo tài chính

Ảnh 3: 5 số liệu mà kế toán cần kiểm tra trước khi lên báo cáo tài chính

– Các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài. Và một số loại thuế khác theo quy định… có nhiều giấy tờ và thủ tục khác nhau vì thế cũng cần được kiểm tra, rà soát cụ thể để việc nộp thể nhanh chóng và đơn giản hơn.

– Đồng thời, đối với số dư nợ thuế trước đó. Nhân viên kế toán của doanh nghiệp cần chủ động tiến hành liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế. Để có biện pháp điều chỉnh cũng như lên phương án trả kịp thời và đúng hạn định.

=>>> Cách kiểm tra các loại thuế phải nộp trước khi lên BCTC.

=>>> Mẫu bảng kê nộp thuế và những điều cần lưu ý

5. Kiểm tra tài khoản hàng tồn kho

kiểm tra trước khi lên báo cáo tài chính 2

Ảnh 4: 5 số liệu mà kế toán cần kiểm tra trước khi lên báo cáo tài chính

– Tất cả số lượng, tài khoản hàng tồn kho cần phải được tiến hành kiểm tra, thống kê và cuối năm, những số liệu. Cũng như số hàng tồn kho được thể hiện cụ thể bằng bản kiểm kê hàng tồn kho

– Sau đó, tiến hành đối chiếu số liệu trong bảng nhập – xuất – tồn kho hàng hóa tổng hợp với số liệu trong bảng kiểm kê. Nếu phát hiện thấy sai sót và chênh lệch cần có biên bản xác nhận và xử lí đúng theo quy định

– Tổng số dư về các tài khoản của hàng tồn kho. Sẽ phản ánh trực tiếp trên bảng cân đối phát sinh. Đồng thời cả trên chỉ tiêu hàng tồn kho có trong bảng cân đối kế toán

Ngoài ra, bạn cần kiểm tra cả hạch toán chi phí lãi vay, lên bảng tổng hợp số lãi vay theo từng hợp đồng vay, khế ước vay xem quá trình hạch toán ghi nợ vay của các tháng, các quý đã chính xác tuyệt đối chưa.

Tất cả các bước kiểm tra cần được tiến hành tỉ mỉ và cẩn thận để tránh những sai sót không đáng có ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả báo cáo tài chính sau này.

Để biết thêm thật nhiều thông tin và kiến thức kế toán hữu ích, mời các bạn xem thêm tại website: http://ketoanducminh.edu.vn và download tài liệu miễn phí tại: http://112doc.com/

- Ngọc Anh-

=>>> Những lưu ý về hàng tồn kho trước khi lên Báo cáo tài chính - Kế toán Đức Minh.

=>>> Kiểm tra Giá thành và định mức NVL trước khi lên BCTC - Kế toán Đức Minh.

=>>> Hỏi và trả lời một số vấn đề về lập và trình bày báo cáo tài chính mà kế toán cần chú ý.

=>>> Hướng dẫn kiểm tra các tài khoản mục tài sản lưu động và tài sản dài hạn trên BCTC ( Phần 1)

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN