Tin mới

Những công việc kế toán, nhân sự mà doanh nghiệp cần làm trong tháng 09/2024 – Kế toán Đức Minh.
Tháng 9 này kế toán, nhân sự cần chú ý những công việc gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây...
Những điều kế toán mới ra trường cần phải biết
Kết thúc những ngày tháng tươi đẹp của một thời sinh viên các bạn sẽ phải đối mặt với những thử thách vô cùng khó khăn...
Cách viết một đơn xin việc đối với kế toán và những lưu ý khi gửi hồ sơ xin việc.
Bất cứ ai trong đời cũng phải đi xin việc ít thì cũng một lần và đa số là đi xin việc nhiều lần. Đặc biệt đối với các...
QUY TRÌNH KẾ TOÁN THEO DÕI CÔNG NỢ
Quy trình kế toán công nợ phải trả liên quan chặt chẽ đến quy trình kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp bao gồm quy trình...
Hạch toán thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là thuế gián thu phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cách hạch toán thuế tài...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Cách viết phiếu thu chuẩn không cần chỉnh

30/08/2017 02:05

Bạn vẫn nghe kế toán, thu ngân hay thủ quỹ nhắc tới phiếu thu? Phiếu thu là gì và cách viết phiếu thu như thế nào chuẩn nhất? Kế toán Đức Minh hôm nay sẽ hướng dẫn bạn đọc cách viết phiếu thu chuẩn không cần chỉnh, đảm bảo đúng quy định và hợp pháp.

Cách viết phiếu thu chuẩn không cần chỉnh

 

1. Phiếu thu là gì?

Phiếu thu là một loại chứng từ quan trong đối với doanh nghiệp. Nó là mẫu chứng từ kế toán bắt buộc dùng để xác định khoản tiền mặt thực tế được nhập vào quỹ, là căn cứ để xác nhận cho việc thanh toán hay chưa? Đây là cơ sở để kế toán và thủ quỹ làm sổ sách thu chi.

 

 

Mục đích và ý nghĩa của phiếu thu là gì?

Mục đích của phiếu thi nhằm để xác định sô tiền mặt hay ngoại tệ thực tế được nhập quỹ và dùng làm cơ sở để kế toán, thủ quỹ ghi chép sổ sách, hạch toán các khoản thu có liên quan.

Đối với các phiếu thu ngoại tệ thì khi nhập quỹ phải được lập bảng kê ngoại tệ đính kèm với phiếu thu.

Và mọi khoản tiền nhập quỹ đều bắt buộc phải có Phiếu thu.

 

2. Cách viết phiếu thu chi tiết, chuẩn không cần chỉnh.

+ Đơn vị: Tên của đơn vị, công ty nhập quỹ tiền mặt (Tên theo như giấy phép KD)

+ Địa chỉ: Địa chỉ của đơn vị nhập tiền mặt theo như giấy phép kinh doanh.

+ Ngày tháng năm: Ghi thời gian lập phiếu thu (mục bên dưới chữ Phiếu Thu).

+ Quyển số: số thứ tự của quyển phiếu thu hiện tại. Ghi hoặc có thể đóng dấu chữ nhật số của quyển phiếu thu.

+ Số: Đây là số thứ tự của phiếu thu tính đến thời điểm hiện tại.

+ Nợ/ Có: Ghi số tài khoản đối ứng của nghiệp vụ phát sinh.

+ Họ tên: Ghi đầy đủ họ tên của người nộp tiền, ghi giống tên trên chứng từ  hoá đơn thanh toán.

+ Địa chỉ: Địa chỉ cụ thể nếu là cá nhân. Địa chỉ phòng ban nếu là người của đơn vị. Địa chỉ đơn vị cụ thể nếu là người của đơn vị, công ty.

+ Lý do nộp: Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung của thu tiền mặt. Ví dụ như: Khoá học tin học văn phòng, hoàn thiện học phí, thu tiền bán hàng….

+ Số tiền: Ghi chính xác số tiền nhận và nhập quỹ. Ghi đầy đủ đơn vị VND, USD… và ghi bằng chữ chính xác và khớp với số tiền ghi bằng số.

+ Kèm theo… chứng từ gốc: ghi các hoá đơn, chứng từu kèm theo nếu có.

+ Ngày tháng năm: ghi ngày tháng thực nhận tiền nhập quỹ.

+ Sau đó ký tên, đóng dấu đầy đủ.

 

3. Một số lưu ý về phiếu thu.

- Phiếu thu được kế toán thực tế lập thành 3 liên và ghi đầy đủ các thông tin, nội dung và có chữ kỹ. Sau đó sẽ được chuyển qua kế toán trưởng kiểm tra lại, ký và chuyển sang cho Giám đốc ký duyệt. Cuối cùng thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ.

- Sau khi kế toán nhận đủ số tiền như phiếu thu, thủ quỹ ghi số tiền thực nhận bằng chữ và ký tên ghi rõ họ tên.

- Liên 1 được lưu ở nơi lập phiếu thu

- Liên 2 do thủ quỹ được dùng để ghi cháp sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng các loại chứng từ gốc để vào sổ sách kế toán.

- Liên 3 được giao cho người nộp tiền.

- Lưu ý với liên phiếu thu được gửi ra ngoài phải được đóng dấu đầy đủ.

- Nếu phiếu thu được thu bằng ngoại tệ thì kế toán phải ghi rõ tỷ giá tại thời điểm hiện tại nhập quỹ để quy đổi, tính ra số tienf theo đơn vị đồng tiên ghi sổ.

 

4. Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền mặt

Kế toán tiền mặt yêu cầu cần phải chính xác vì liên quan đến tiền. Điều này đòi hỏi kế toán phải hết sức cẩn thận và thực hiện đúng quy trình. Vậy quy trình luân chuyern chứng từ kế toán tiền mặt ra sao?

+ Bước 1: Tiếp nhận đề nghị thu tiền từ khách người nộp.

Bộ phận kế toán sẽ tiếp nhận các loại chứng từ kèm theo yêu cầu thu tiền như hoá đơn, hợp đồng, giấy thanh toán các khoản tiền tạm ứng, biên bản thanh lý tài sản cố định…

+ Bước 2: Đối chiếu các chứng từ.

Kế toán tiền mặt thực hiện đối chiếu các chứng từ với nhau nhằm đảm bảo tính hợp lý, chính xác và hợp lệ của chứng từ. Yêu cầu phải đầy đủ chữ ký, phê duyệt của các bộ phận có liên quan, nội dung của chứng từ hợp pháp và có tuân thủ các quy định hay không….

Sau đó kế toán chuyển qua kế toán trưởng kiểm duyệt lại.

+ Bước 3: Kế toán trưởng kiểm tra và ký

Kế toán trưởng sẽ thực hiện kiểm tra, rà soát lại các chứng từ liên quan  xem có sai sót gì không. Sau đó sẽ ký vào đơn đề nghị kèm chứng từ liên quan.

+ Bước 4: Giám đốc phê duyệt.

Giám đốc/ Phó GĐ căn cứ vào các quy định của công ty, các quy chế tài chính để xem xét và phê duyệt khoản thu. Những đề nghị thu không hợp lệ sẽ bị từ chối, không được chấp nhận và yêu cầu giải trình làm rõ hoặc bổ sung thêm chứng từ liên quan.

+ Bước 5: Lập phiếu thu

Kế toán tiền mặt sẽ thực hiện lập phiếu thu sau khi đã kiểm tra và được phê duyệt.

+ Bước 6: Ký duyệt

+ Bước 7: Nhận tiền.

Thủ quỹ tiến hành thu nhận tiền mặt sau khi phiếu thu và các chứng từ gốc được chuyển tới tay thủ quỹ. Thủ quỹ sẽ giữ lại 1 liên của phiếu thu và bộ phiếu thu kèm theo các chứng từ gốc được trả lại kế toán.

+ Bước 8: Hạch toán nghiệp vụ, ghi chép, lưu giữ chứng từ.

Kế toán thực hiện hạch toán nghiệp vụ phát sinh, ghi chép vào sổ sách và lưu giữ lại những chứng từ.

Phiếu thu tưởng chừng như đơn giản, nhưng kế toán cũng cần hết sức lưu ý nhé! Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc nắm được những nội dung quan trọng và những điều cần chú ý khi viết phiếu thu nhé!

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

 

>>> Cách điền phiếu nhập kho thực tế

>>> Cách trình bày báo cáo thực hành

>>> Cách ghi hoá đơn bán hàng

>>> Cách viết hoá đơn bán hàng thu ngoại tệ

>>> Đào tạo kế toán ở Hà Nội

 

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN