Tin mới

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu? Kế toán Đức Minh.
Lương hưu là khoản tiền quan trọng với nhiều người, đặc biệt là những người lao động đã tham gia BHXH trong suốt thời...
Mẫu đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản mới nhất – Kế toán Đức Minh.
Người lao động mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được giảm giờ làm việc để đảm bảo sức khỏe. Người...
Lao động nữ có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản có được không? Kế toán Đức Minh.
Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người lao động nữ được hưởng trong thời kỳ mang thai, sinh con và nuôi...
Khi nào được khoanh nợ thuế? Hồ sơ và thủ tục - Kế toán Đức Minh.
Bạn hiểu thế nào là khoanh nợ thuế? Những trường hợp nào được khoanh nợ thuế? Hồ sơ và thủ tục ra sao? Cùng Kế toán Đức...
Tìm hiểu về hoạt động bán rượu chịu thuế gì? Kế toán Đức Minh.
Rượu là một trong những mặt hàng phổ biến, được tiêu thụ nhiều tại thị trường Việt Nam. Đối với hoạt động kinh doanh,...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Cách ghi hóa đơn bán hàng- dễ mà khó.

17/06/2016 08:57

Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh khi thực hiện việc bán hàng sẽ phải phát hành hóa đơn. Việc ghi hóa đơn khi bán hàng tưởng như rất đơn giản nhưng lại làm cho người ghi hóa đơn đặc biệt là nhữngngười lần đầu ghi hóa đơn gặp lúng túng và thường mắc rất nhiều lỗi, điều đó làm cho hóa đơn bị mất giá trị gây tổn thất cho công ty, doanh nghiệp. Hôm nay, Kế toán Đức Minh sẽ hướng dẫn các bạn cách viết hóa đơn bán hàng được quy định cụ thể theo điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014.

Cách ghi hóa đơn bán hàng- dễ mà khó.
  1. Hóa đơn cần đảm báo đúng theo nguyên tắc

  • Về nội dung: phản ánh đúng nội dung về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không được tẩy xóa, sửa chữa hay ghi đè. Không sử dụng hai màu mực, không được sử dụng mực đỏ. Chữ viết, chữ số phải rõ ràng, dễ đọc, liên tục không ngắt quãng, không viết tắt viết đè lên phần in sẵn.
  • Về hình thức: hóa đơn tự in bằng máy tính hoặc hóa đơn mua sẵn khi viết còn trống không phải gạch chéo phần trống
  • Hóa đơn phải là liên tục, từ số nhỏ đến số lớn, không được bỏ cách. Trường hợp ghi sai phải thu hồi hóa đơn, lưu lại và viết số liền tiếp.
  1. Cách ghi hóa đơn bán hàng

  • Phần “ngày … tháng … năm  …”: chú ý ngày ghi là ngày chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa từ doanh nghiệp đến khách hàng, không phân biệt doanh nghiệp đã thu được tiền hay chưa.
  • Phần ‘tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”: chú ý ghi theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của bên mua.
  • Phần “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”: ghi theo như  giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của bên bán.

Trường hợp bên mua hoặc bên bán là đơn vị trực thuộc có mã số thuế riêng thì ghi theo mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Nếu không có mã số thuế riêng thì ghi theo mã số thuế của trụ sở chính.

  • Phần “số thứ tự, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá, thành tiền”: chú ý ghi lần lượt số lượng hàng hóa thực tế mà bên bán giao cho bên mua theo đơn giá của từng loại mặt hàng.
  • Phần “thuế suất thuế GTGT”: ghi mức thuế mà mặt hàng phải chịu, mỗi mặt hàng phải chịu mỗi mức thuế khác nhau, các mặt hàng có thuế suất khác nhau phải được lập thành các hóa đơn khác nhau (có thể hiểu là mỗi hóa đơn chỉ thể hiện một mưc thuế suất).

Lưu ý: hàng hóa không chịu thuế hoặc được miễn thuế người ghi sẽ gạch chéo phần này.

  • Phần “Thuế GTGT”: là số tiền sau khi đã nhân với thuế suất (được tính bằng cột thành tiền * thuế suất).
  • Phần “Tống số tiền”: đây là tổng số tiền mà bên mua phải trả cho bên bán có bào gồm cả thuế GTGT (bằng cột “thành tiền” + “thuế GTGT”)
  • Phần “tổng số tiền bằng chữ”: chú ý ghi chính xác tổng số tiền bằng chữ, không được phép làm tròn số.

Lưu  ý: Ghi rõ đơn vị tiền tệ được sử dụng để thanh toán, nếu bán hàng thu ngoại tệ, thì phải ghi rõ tỷ giá chuyển đổi, đồng ngoại tệ phải quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm đó.

  • Phần “người bán hàng”: Đại diện cho doanh nghiệp bán hàng phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu
  • Phần “người mua hàng”: đại diện doanh nghiệp bên mua phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.

Lưu ý: chữ ký trên hóa đơn phải là chữ ký sống, không được phép in giấy than hay sao chữ ký dưới bất cứ hình thức nào.

Trên đây, Viện Kế toán Đức Minh đã trình bày cụ thể cách viết hóa đơn bán hàng. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ không gặp khó khăn khi ghi hóa đơn bán hàng. Các bạn muốn tìm một nơi học kế toán bán hàng uy tín, được thực hành kế toán thực tế. Hãy đến với Kế toán Đức Minh – tại đây chúng tôi có các khóa học thực hành kế toán phù hợp với nhu cầu của các bạn.

Có thể bạn đọc quan tậm: các loại hóa đơn bán hàng, các mẫu hóa đơn bán hàng, đặt in hóa đơn bán hàng, mẫu bảng kê hóa đơn bán hàng...

Đón đọc số tiếp theo trên ketoanducminh.edu.vn với nội dung điều kiện được mua hóa đơn bán hàng.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN