Tin mới

Ký hợp đồng 2 tháng có đóng bảo hiểm không?
Hiện nay, không ít người sử dụng lao động có nhu cầu ký hợp đồng 02 tháng với người lao động. Vậy nếu ký hợp đồng 2...
Hợp đồng dịch vụ có phải đóng BHXH không?
Hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng được sử dụng thường xuyên trong các giao dịch dân sự hiện nay. Vậy hợp đồng dịch vụ...
Ai phải đăng ký thuế TNCN? Có bắt buộc phải thực hiện không?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cho rằng không cần phải thực hiện đăng ký thuế TNCN cho người lao động hoặc chậm trễ việc...
Giấy chứng nhận đăng ký thuế là gì? Có bắt buộc không?
Theo quy định hiện hành, mỗi đối tượng nộp thuế sẽ có mã số thuế riêng và mã số thuế này được thể hiện tại giấy chứng...
Làm Freelance đóng thuế TNCN thế nào?
Làm Freelance là công việc đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên có nhiều người vẫn băn khoăn Freelance là...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Cách lập bảng trích khấu hao Tài Sản Cố Định

20/01/2017 05:04

Hôm nay Đức Minh sẽ hướng dẫn các bạn cách lập bảng trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng có điều chỉnh theo Thông tư 45/2013/TT-BTC.

Cách lập bảng trích khấu hao Tài Sản Cố Định

>> Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao Tài Sản Cố Định

>> Kế toán tài sản cố định

>> Kế toán tài sản cố định làm những công việc gì?

Để làm được bảng này thì các bạn phải xác định được thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại “Khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ theo Thông tư 45/2013/TT-BTC”

Như ở bảng dưới đây, Đức Minh có  2 tài sản:

1 là Máy tính xách tay Apple, nguyên giá 50tr. Ngày đưa vào sử dụng là ngày 1/9/2015. Và thời gian trích khấu hao là 5 năm.

2 là xe oto  toyota innova, nguyên giá 450tr. Ngày đưa vào sử dụng là ngày 11/12/2015. Và thời gian trích khấu hao là 7 năm.

Sau đây Đức Minh sẽ hướng dẫn các bạn cụ thể hơn:

Cách lập bảng tính khấu hao tài sản cố định

Chỉ tiêu 2: tên TSCĐ: là tên tài sản mà bạn đi mua về

Chỉ tiêu 4: Mã TSCĐ: là mã mà công ty bạn tự đặt, nên đặt mỗi tài sản 1 mã khác nhau để tránh bị trùng

Chỉ tiêu 5: ngày đưa vào sử dụng: là ngày công ty bạn bắt đầu sử dụng tài sản đó

Chỉ tiêu 6: Giá trị: Là nguyên giá tài sản mua về bao gồm cả chi phí vận chuyển v.v..

Chỉ tiêu 7: Số năm trích khấu hao: theo quy định tại “Khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ theo Thông tư 45/2013/TT-BTC”

Chỉ tiêu 8: Mức trích khấu hau TSCĐ: = Chỉ tiêu 6 / chỉ tiêu 7

Chỉ tiêu 9: Thời gian trích khấu hao ngày: = chỉ tiêu 7 * 365

Chỉ tiêu 10: Mức trích khấu hao TSCĐ: = chỉ tiêu 6/ chỉ tiêu 9

Chỉ tiêu 11:  Số ngày trích KH trong tháng: được tính bắt đầu từ ngày đưa vào sử dụng đến hết tháng. Như 2 tài sản trên, ngày đưa vào sử dụng là tháng 9/2015 và tháng 12/2015, nên đến tháng 1/2016 số ngày trích sẽ được tính trọn tháng là 31 ngày.

Chỉ tiêu 12: Số KH kì này: chỉ tiêu 10 * chỉ tiêu 11

Chỉ tiêu 13: Số KH lũy kế kì trước: là tổng giá trị đã được đưa vào chi phí kì trước

Chỉ tiêu 14: lũy kế:  = chỉ tiêu 12 + chỉ tiêu 13

Chỉ tiêu 15: giá trị còn lại= chỉ tiêu 6 – chỉ tiêu 14

Dòng Cộng nhà cửa vật dụng kiến trúc: là tổng các tài sản thuộc về nhà cửa trong bảng trích, như bảng trên Đức Minh không có nhà cửa nên dòng Cộng nhà cửa vật dụng kiến trúc = 0

Dòng Cộng máy móc thiết bị: là tổng các tài sản thuộc về máy móc thiết bị trong bảng trích, như bảng trên Đức Minh có 1 tài sản thuộc máy móc thiết bị nên Dòng Cộng máy móc thiết bị = 50tr.

Dòng Cộng Phương tiện vận tải: là tổng các tài sản thuộc về phương tiện vận tải trong bảng trích, như bảng trên Đức Minh có 1 tài sản thuộc phương tiện vận tải nên dòng Cộng phương tiện vận tải = 450tr.

 

Thông tin thêm về các khóa học tại Kế toán Đức Minh mời các bạn tham khảo:

>>> Kế toán tổng hợp hà nội

>>> Khóa học nghiệp vụ kế toán ngắn hạn

>>> Học kế toán misa

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN