Tin mới
Hạch toán bảo hiểm tai nạn lao động là một công việc quan trọng đối với bộ phận kế toán trong doanh nghiệp, nhằm đảm...
Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi đường – là một phần quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp, đặc biệt với...
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về 10 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/6/2025.
Vừa qua, Bộ Nội vụ đã xây dựng dự thảo Thông tư quy định chi tiết về thời điểm, điều kiện hưởng lương hưu đối với người...
Chính thức gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT năm 2025?Tổng hợp đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT?
Chủ đề tìm nhiều
Các khái niệm cơ bản dành cho các bạn kế toán sinh viên năm nhất
Các bạn sinh viên năm nhất ngành kế toán sẽ bắt đầu quá trình bằng bộ môn nguyên lý kế toán và chắc hẳn sẽ có những khái niệm khiến các bạn cảm thấy vô cùng mới mẻ. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về các khái niệm kế toán cơ bản, các bạn cùng dành chút thời gian nghiên cứu bài viết sau của Kế toán Đức Minh nhé

1. Đơn vị kế toán
Là những thực thể kinh doanh có nhu cầu ghi chép, phản ánh và lập các báo cáo kế toán. Các đơn vị sau được coi là đơn vị kế toán:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
- Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Hợp tác xã.
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.
2. Thước đo tiền tệ
Tiền tệ là đơn vị cơ bản nhất kế toán sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tại đơn vị kế toán, nói cách khác kế toán chỉ phản ánh những hoạt động của đơn vị có khả năng quy đổi về tiền. Thước đo tiền tệ được coi là thước đo khái quát nhất và tổng quát nhất khi kế toán sử dụng để phản ánh.
3. Kỳ kế toán
Là một khoảng thời gian được tính từ thời điểm đơn vị mở sổ để ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế đến thời điểm khóa sổ để lập các báo cáo kế toán. Kỳ kế toán có các loại: kỳ kế toán tháng, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán năm (niên độ kế toán). Kỳ kế toán giúp người sử dụng thông tin kế toán có thể so sánh, phân tích thông tin ở những khoảng thời gian khác nhau.
4. Nghiệp vụ kinh tế
Là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.
5. Chứng từ kế toán
Là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. (Theo Luật Kế toán).
=>>> Những bộ chứng từ kế toán nào mà "tân kế toán" NHẤT ĐỊNH phải biết?
6. Tài liệu kế toán
Là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán.
7. Chế độ kế toán
Là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán uỷ quyền ban hành.
8. Kiểm tra kế toán
Là xem xét, đối soát dựa trên những chứng từ kế toán số liệu ở sổ sách, báo biểu kế toán và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính đúng đắn của việc tính toán, ghi chép, phản ánh tính hợp lý của các phương pháp kế toán được áp dụng.
9. Hình thức kế toán
Bao gồm số lượng sổ kế toán, kết cấu các loại sổ, mẫu sổ và mối liên hệ giữa các sổ kế toán để ghi chép, hệ thống hóa và tổng hợp số liệu từ các chứng từ ban đầu, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc lập các báo cáo kế toán theo trình tự và phương pháp nhất định.
10. Chuẩn mực kế toán
Là những quy định do tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và ban hành để làm cơ sở cho việc lập và giải thích các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.
11. Phương pháp kế toán
Kế toán có những phương pháp riêng thích hợp với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu là tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự tuần hoàn của tài sản trong các giai đoạn sản xuất kinh doanh.
Các bài viết liên quan:
=>>> Bài tập các nghiệp vụ kế toán cơ bản nhất
=>>> Kinh nghiệm làm kế toán thuế cho các bạn sắp đi làm
=>>> Những kỹ năng hay cho các bạn sinh viên có một kỳ thực tập tốt
- Ngọc Anh -
>>> địa chỉ học kế toán tại hoàng mai
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Bỏ túi những mẹo nhỏ khi học nguyên lý kế toán căn bản (19/08)
- Phỏng vấn mặc gì cho chuẩn- Kế toán Đức Minh (29/04)
- Mẹo định khoản kế toán nhanh nhất, chính xác nhất (18/04)
- Nhớ hết tài khoản kế toán nhanh với mẹo sau (15/04)
- “Sống sót” hậu tốt nghiệp với 5 mẹo kế hoạch chi tiêu sau (10/04)
- DANH SÁCH ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN 2017 (25/02)
- Viết ngay những điều này vào CV nếu bạn chưa có chút kinh nghiệm nào (21/02)
- Những kinh nghiệm hữu ích dành cho sinh viên năm cuối trong kỳ thực tập (15/02)
- Thế nào là phương pháp chứng từ kế toán? Ý nghĩa và các yếu tố cấu thành của phương pháp (19/12)
- Bài tập kế toán quản trị có lời giải ( phần 1) (28/11)