Tin mới

Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...
TẠI SAO NÊN LẤY VỢ KẾ TOÁN
Có nên lấy vợ kế toán hay không? Tại sao nên lấy vợ kế toán? Cùng Kế toán Đức Minh giải đáp rõ hơn qua bài viết sau đây...
Kế toán cần lưu ý những bộ chứng từ kế toán gì đối với từng nghiệp vụ - Kế toán Đức Minh.
Đối với từng nghiệp vụ kế toán sẽ cần những chứng từ riêng biệt. Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi tiết hơn về những...
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế được dùng để làm gì? Kế toán Đức Minh.
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế là một công cụ quan trọng trong quá trình quản lý kế toán thuế của...

Hình ảnh

5 sai lầm trong công tác quản lý tài chính kế toán khiến doanh nghiệp thất bại

09/12/2019 09:32

Theo một nghiên cứu cho thấy 80% doanh nghiệp đủ mọi quy mô nếu kinh doanh không thành công hay phá sản thì phần lớn là do không thể quản lý tốt dòng tiền của họ. Vì vậy, để hạn chế thấp nhất điều không mong muốn xảy ra, doanh nghiệp cần lưu ý tránh “5 sai lầm trong công tác quản lý tài chính kế toán” mà Kế toán Đức Minh chia sẻ sau đây

5 sai lầm trong công tác quản lý tài chính kế toán khiến doanh nghiệp thất bại

1. Ép buộc phải tăng trưởng

Một công ty kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp đã bắt đầu thử nghiệm với Google Ads. Trong tháng đầu tiên, công ty đã lấy lại vốn rất nhanh. Người điều hành ngay lập tức tăng chi tiêu quảng cáo gấp 5 lần và dự đoán doanh số bán hàng cũng sẽ tăng gấp 5 lần. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra. Người giám đốc ấy đã chỉ đạo khai thác rất nhiều khách hàng tiềm năng nhưng lại không thu hồi được lợi nhuận đáng kể bởi họ không phù hợp với sản phẩm công ty, tức dù tiếp cận được khách hàng nhưng không bán được sản phẩm. Và việc chi tiêu quảng cáo nhiều hơn lợi nhuận thu về đã ảnh hưởng khá nhiều tới tài chính công ty, dẫn tới công ty phải vay vốn để trang trải số tiền thiếu hụt trong thời gian qua.

Câu chuyện trên cho thấy mục tiêu tăng trưởng là tốt nhưng cũng phải nhìn nhận từ nhiều phía, liệu con số mục tiêu đưa ra có đạt được hay không, đây là trách nhiệm khá lớn đối với giám đốc tài chính khi nói về chiến lược kinh doanh.

2. Chi tiêu quá nhiều vào việc bán hàng

Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, những kế hoạch tìm kiếm khách hàng mới lúc nào cũng phải cân nhắc. Có hai số liệu để xác định liệu khách hàng này có mang lại lợi nhuận mà doanh nghiệp đã dự đoán hay không, đó là:

Chi phí nhận được: là số tiền mà khách hàng chi trả sản phẩm.

Giá trị lâu dài: là tổng doanh thu mà khách hàng bỏ ra trong thời gian dài.

Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng giá trị lâu dài phải lớn hơn chi phí nhận được. Điều đó có nghĩa là việc doanh nghiệp có khách hàng trung thành sẽ tốt hơn là khách hàng “tạm thời”. Bằng cách này, giám đốc tài chính hay lãnh đạo sẽ nắm rõ hơn dòng tiền của công ty.

Việc chi quá nhiều vào việc bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ có được lợi nhuận nhưng rất thấp. CFO cần suy xét chi phí nào cần chi, cái nào cần tinh lược. Bởi ngoài ra còn phải chi ra nhiều thứ khác như: tiền lương của nhân viên, tiền thuê văn phòng, tiền điện, tiền internet,…Nếu không làm tốt điều này, việc mất cân đối thu – chi sẽ ảnh hưởng dần dần tới bảng tài chính doanh nghiệp.

3. Tính toán lợi nhuận không chính xác

Một doanh nghiệp chuyên kinh doanh đồ chơi trẻ em khi bán sản phẩm ra thị trường với giá cao hơn giá gốc 30-40%, thế nhưng khi chuẩn bị bảng cân đối cuối năm mới nhận ra bị lỗ. Xảy ra tình trạng này là bởi doanh nghiệp đó đã không xem xét chi phí chênh lệch gồm: phí giao dịch, phí vận chuyển (thay đổi theo từng đơn đặt hàng), chi phí lưu kho và quan trọng nhất - chi phí lợi nhuận.

Không chỉ doanh nghiệp trên mà đa số các doanh nghiệp cảm thấy rằng họ sẽ nhận lại khá nhiều tiền lãi trong giao dịch nhưng thực tế họ phải chi trả quá nhiều chi phí xung quanh mà không kiểm soát trước.

Chính vì thế, dự đoán những chi phí sẽ phát sinh là cách làm thông minh sẽ giúp doanh nghiệp định hình giá bán ổn định hơn khi tới tay người tiêu dùng.

4. Chậm trễ thanh toán

Việc khách hàng chậm chi trả hay nợ tiền, dù số tiền không nhỏ nhưng cũng đủ gây trở ngại không ít tới doanh nghiệp, nhất là những công ty làm việc với nhà cung cấp.

Bởi không phải nhà cung cấp nào cũng đủ thời gian chờ đợi khoản tiền cần thanh toán, điều này sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh doanh nghiệp và có thể trong tương lai họ không hợp tác cùng.

Cách tốt nhất, doanh nghiệp nên thường xuyên giải quyết thanh toán trong phạm vi khoảng 3 tháng. Điều đó có nghĩa nếu không thanh toán hoặc chậm chi trả trên 3 tháng thì có thể cản trở nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh.

5. Quản lý thuế không đúng cách

Thuế là tiền phạt để làm tốt, nghe có vẻ buồn cười nhưng đó là sự thật. Thuế không chỉ là nghĩa vụ mà buộc mà doanh nghiệp phải thực hiện dù có muốn hay không mà còn phải thanh toán đúng thời hạn. Bất cứ khi nào doanh nghiệp nào bỏ lỡ thời hạn đóng thuế, nó có thể sẽ ảnh hưởng không tốt tới việc kinh doanh doanh nghiệp. Do đó, phải tính toán chính xác thuế trong kế hoạch tài chính.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xác định thuế ước tính cần phải trả trong năm tiếp theo, khoản tiền này sẽ phụ thuộc vào kế hoạch dự kiến tăng trưởng và ngân sách tài chính do Bộ Tài chính quy định trong bộ luật ban hành.

Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột về thuế cũng có thể ảnh hưởng đến tài chính.

 Ví dụ như tỷ giá thuế luôn thay đổi từ 12% lên 12,36% và sau đó lên 15% chỉ trong thời gian ngắn, buộc doanh nghiệp phải “trở tay” nhanh chóng để xác định khung giá vào sản phẩm/ dịch vụ của tổ chức mình.

Vì vậy, cần có kế hoạch bổ trợ cho những phát sinh đột ngột trên, nhà quản trị phải luôn cập nhật thông tin và phổ biến lại nhân viên để có thể cân chỉnh chính xác nguồn chi tiêu hợp lý.

Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về kế toán bạn có thể ghé thăm website: https://ketoanducminh.edu.vn/ hoặc đăng ký tham gia ngay lớp học kế toán tại các chi nhánh của Đức Minh.

Bạn nào quan tâm xem chi tiết tại đây:

>>> Khóa học kế toán tổng hợp online.

>>> Đăng ký khóa học kế toán tổng hợp online – Kế toán Đức Minh.

- Ngọc Anh-

Các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan:

=>>> 4 nguyên tắc giúp doanh nghiệp quản lý chi phí hiệu quả - Kế toán Đức Minh

=>>> Tài chính doanh nghiệp - Quản trị tài chính trong doanh nghiệp

=>>> Những sai sót cần tránh trong công tác kế toán - tài chính

=>>> 5 lưu ý quan trọng mà doanh nghiệp phải biết trong năm 2019

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN