Tin mới
Quy trình xử lý hóa đơn sai sót 2025 theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP có nhiều sư thay đổi so với quy định hiện hành tại...
Doanh nghiệp khi đi vào hoạt động và tồn tại trong sự quản lý của pháp luật thì không thể thiếu bộ phận kế toán thuế và...
Công ty dưới 10 lao động hàng tháng trích 1% tiền lương của người lao động để đóng phí công đoàn liệu có đúng?...
Như thế nào là đại lý thuế? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn về đại lý thuế? Thành lập công ty đại lý thuế như thế...
Bạn có dự dự định mở quán cafe để kinh doanh nhưng chưa biết các loại thuế phải nộp khi mở quán cafe là gì? Địa điểm kê...
Chủ đề tìm nhiều
Người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào đối với NLĐ bị tai nạn khi tham gia lao động
Tai nạn trong lao động là điều không ai muốn tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan mang lại. Vậy khi bị tai nạn khi tham gia lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào? Và quyền của người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gồm những gì?

1.Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo Điều 144 Bộ luật lao động năm 2012 về chế độ tai nạn lao động quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
- Người sử dụng lao động phải thanh toán những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
- Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
- Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
2. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo Điều 145 luật lao động năm 2012:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với NLĐ bị tai nạn khi tham gia lao động
* Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
- Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
- Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
- Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
- Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
- Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
* Như vậy, khi người lao động bị tai nạn trong lúc làm việc sẽ được hưởng:
- Một là, trong thời gian nghỉ việc để điều trị thì người sử dụng lao động của bạn sẽ trả lương cho bạn theo hợp đồng lao động.
- Hai là, bồi thường cho bạn một khoản tiền tùy thuộc vào lỗi trong việc gây nên tai nạn lao động:
- Nếu là lỗi của người sử dụng lao động = (1,5 + 0,4 x 23) x tiền lương theo hợp đồng lao động
- Nếu là lỗi của người lao động = (1,5 + 0,4 x 23) x 40%
- Ngọc Anh -
Tham khảo một số bài viết sau về quyền lợi và nghĩa vụ người lao động:
>>> Một số sai phạm của các doanh nghiệp đối với quyền lợi người lao động
>>> Lao động là gì? Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp xây dựng
>>> Từ ngày 01/01/2018, trốn đóng BHXH cho người lao động có thể bị phạt tù tới 7 năm
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Mẫu biên lai thu tiền theo TT 200 mới nhất (18/07)
- Doanh nghiệp tính thuế như thế nào với tài sản cố định trên đất đi thuê, mượn? (17/07)
- Hỏi và trả lời một số vấn đề về lập và trình bày báo cáo tài chính mà kế toán cần chú ý. (17/07)
- Hạch toán và phân bổ chi phí mua hàng như thế nào cho đúng? (15/07)
- Mẫu sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) theo TT133 và TT200 (15/07)
- Thế nào là hóa đơn bất hợp pháp? Mức xử phạt khi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (14/07)
- Cách xả stress ngay tại bàn làm việc cho công việc kế toán căng thẳng. (14/07)
- Mẫu giấy thanh toán tạm ứng theo TT 133 (14/07)
- Kế toán chia lợi nhuận sau thuế như thế nào đối với công ty nhiều cổ đông góp vốn (13/07)
- Những thông tin cực kỳ hữu ích về BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 2017 (13/07)