Tin mới

60 tuổi không có lương hưu được hưởng chính sách gì từ 01/7/2025?
Công dân Việt Nam 60 tuổi trở lên không có lương hưu có số lượng khá nhiều trong đời sống xã hội. Vậy 60 tuổi không có...
Tổng hợp các văn bản mới nhất về Bảo hiểm xã hội
Tính đến ngày 06/11/2024, có 61 văn bản về bảo hiểm xã hội còn hiệu lực. Hãy cùng Đức Minh cập nhật danh mục 61 văn bản...
Đối tượng không chịu thuế GTGT có bắt buộc kê khai hóa đơn không? Kế toán Đức Minh.
Kê khai hoá đơn VAT là quá trình đăng ký, báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng tới cơ quan thuế. Theo quy định, đối...
03 quyền lợi của người lao động đóng BHXH dưới 20 năm – Kế toán Đức Minh.
Đối với người lao động đóng Bảo hiểm xã hội dưới 20 năm sẽ được hưởng quyền lợi gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi...
Hóa đơn bán hàng không VAT có phải kê khai thuế, có được hạch toán vào chi phí không?
Cùng với hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT), hóa đơn bán hàng cũng là hình thức hóa đơn được sử dụng phổ biến trong...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Hướng dẫn chi tiết thủ tục xuất khẩu cho doanh nghiệp – Kế toán Đức Minh.

17/09/2024 04:03

Nắm rõ thủ tục xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi thông quan, đảm bảo thời gian xuất hàng hóa cho khách hàng. Bên cạnh đó tránh việc hàng hóa bị lưu kho bãi hay phạt hợp đồng do cung cấp chậm so với thỏa thuận. Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé!

Hướng dẫn chi tiết thủ tục xuất khẩu cho doanh nghiệp – Kế toán Đức Minh.

1. Xuất khẩu là gì?

Xuất khẩu theo quy định tại Khoản 1, Điều 28, Luật Thương mại 2005 quy định như sau:

“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.

Xuất khẩu hiểu đơn giản là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, hoạt động bán hàng này là hoạt động theo hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài. Hoạt động xuất khẩu nhằm mục tiêu thu lợi nhuận, thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa phát triển, theo đó tạo nguồn thu nhập ổn định, nâng cao mức sống của nhân dân.

Hoạt động xuất khẩu dễ đem lại hiệu quả kinh doanh vượt bậc theo đó được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp quan tâm và muốn tham gia. Hoạt động xuất khẩu cần tuân thủ các quy định chung như:

- Luật Thương mại 2005

- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016

- Luật Hải quan 2014

- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014

- Nghị định 21/2022/NĐ-CP ngày 10/3/2022

- Nghị định 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021

Trong bối cảnh sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam đang từng bước nắm bắt cơ hội để có thể gia tăng nguồn thu nhập, từ đó đẩy mạnh sản xuất hướng tới sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội.

2. Thủ tục xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp (ủy thác), gia công hàng xuất khẩu. Thủ tục xuất khẩu đối với hàng hóa sẽ căn cứ theo hình thức xuất khẩu và các loại hoàng hóa xuất khẩu.

2.1. Chuẩn bị gì trước khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa

Để có thể xuất khẩu hàng hóa thuận lợi doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các yếu tố sau:

(1) Ký kết hợp đồng: Doanh nghiệp cần phải thực hiện đàm phán ký kết hợp đồng với các điều khoản rõ ràng về thời gian xuất khẩu, điều kiện thanh toán, phương thức vận chuyển, rủi ro có thể gặp phải… nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên.

(2) Xin giấy phép xuất khẩu (nếu cần): Đối với một số mặt hàng nhất định cần phải xin giấy phép xuất khẩu do đó doanh nghiệp cần tìm hiểu mặt hàng cần xuất khẩu có thuộc danh mục hàng hóa cần giấy phép hay không, nếu có cần xin giấy phép xuất khẩu.

(3) Làm hồ sơ: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

(4) Chuẩn bị hàng hóa: Kiểm tra chất lượng, kiểm tra đóng gói và nhãn mác của hàng hóa.

(5) Thuê phương tiện vận tải: Liên hệ với hãng tàu để đặt chỗ và đặt container và thỏa thuận các điều kiện giao nhận hàng đối với bên vận chuyển.

2.2. Năm bước làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa trực tiếp

Đối với các đơn vị, doanh nghiệp khác nhau có thể có các bước làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa khác nhau. Dưới đây là chi tiết 5 bước làm thủ tục xuất khẩu trực tiếp mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

Bước 1: Kiểm tra chính sách về hàng hóa, thuế

Bước 2: Chuẩn bị chứng từ có liên quan đến lô hàng

Bước 3: Tiến hành khai báo trên tờ khai hải quan

Bước 4: Tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa

Bước 5: Thông quan và thanh lý tờ khai

3. Lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa

Thủ tục xuất khẩu là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều bước, từ việc chuẩn bị hàng hóa, làm thủ tục hải quan đến vận chuyển hàng hóa đến nước nhập khẩu. Dưới đây là một vài lưu ý để giúp doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa thuận lợi:

- Xin giấy phép xuất – nhập khẩu hàng hóa (nếu cần).

- Xác định hàng hóa có thuộc danh mục ưu tiên không theo đó chuẩn bị giấy tờ để đảm bảo xuất hàng hóa nhanh chóng.

- Kiểm tra chất lượng hàng hóa và giao/ nhận hàng xuất khẩu.

- Sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử để có thể làm thủ tục hải quan nhanh chóng, thuận tiện.

Trong quá trình làm thủ tục hải quan và xuất hàng hóa sang nước ngoài tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bên cạnh các lưu ý nêu trên doanh nghiệp cần mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu có) để phòng ngừa rủi ro. Việc mua bảo hiểm cũng là một trong những yếu tố đẩy nhanh thủ tục hải quan tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Trên đây là chia sẻ về thủ tục xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng cho hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp mới tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nên tham khảo và nhờ cố vấn, hỗ trợ từ các chuyên gia có kinh nghiệm để đảm bảo hàng hóa thông quan thuận lợi.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

>>> Thủ tục và hồ sơ giảm thuế xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp – Kế toán Đức Minh

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN