Tin mới

Thanh lý hợp đồng khi chưa thanh toán hết cần lưu ý gì? Kế toán Đức Minh.
Khi chưa thanh toán mà thanh lý hợp đồng thì cần lưu ý những gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi tiết qua bài viết...
Có bắt buộc phải lập biên bản thanh lý hợp đồng hay không? Kế toán Đức Minh.
Biên bản thanh lý hợp đồng có thực sự quan trọng? Có bắt buộc phải lập biên bản thanh lý hợp đồng hay không? Cùng Kế...
Thủ tục xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam chi tiết – Kế toán Đức Minh.
Khi xã hội phát triển thì việc sử dụng lao động nước ngoài là điều khá phổ biến tại nước ta hiện nay. Tuy nhiên thủ tục...
Những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng – Kế toán Đức Minh.
Trợ cấp xã hội là gì? Những đối tượng nào được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ qua...
Cách tính chi phí quản lý doanh nghiệp theo quy định mới – Kế toán Đức Minh.
Cách tính chi phí quản lý doanh nghiệp cụ thể như thế nào? Quy định mới có gì thay đổi? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Tại sao hàng mã, vàng mã phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Kế toán Đức Minh.

05/04/2024 03:09

Vàng mã thường được làm từ giấy, được cắt ghép và in hình thành các mẫu như tiền giấy, ngựa, mũ nón, quần áo, và thậm chí là thỏi vàng. Dù chỉ có giá trị sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng, nhưng vàng mã vẫn mang trong mình một ý nghĩa tâm linh sâu sắc và được người Việt trân trọng. Mặc dù việc tìm mua vàng mã không khó tuy nhiên, vàng mã lại bị đánh thuế khá cao. Cùng Kế toán Đức Minh đi tìm câu trả lời tại sao mặt hàng này phải chịu thuế TTĐB nhé!

Tại sao hàng mã, vàng mã phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Kế toán Đức Minh.

1.Thế nào là thuế tiêu thụ đặc biệt?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu được áp đặt lên một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam. Các mặt hàng này thường là những sản phẩm xa xỉ hoặc tiềm ẩn những tác động không tốt đến sức khỏe hoặc môi trường. Đồng thời, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt cũng nhằm điều tiết việc tiêu dùng của người dân.

Áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt có tác động làm tăng giá bán của hàng hóa hoặc dịch vụ đó trên thị trường. Theo quy luật cung cầu, khi giá bán tăng lên, thường sẽ dẫn đến sự giảm sản lượng tiêu thụ của mặt hàng đó. Nhà nước sử dụng cơ chế này để điều chỉnh việc tiêu dùng các mặt hàng đặc biệt và đảm bảo sự công bằng trong việc đóng góp xã hội.

Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp sẽ trực tiếp nộp khoản thuế này nhưng người tiêu dùng là người chịu trách nhiệm nộp thuế vì đã có sự cộng vào giá bán. Doanh nghiệp thực tế chỉ đóng vai trò thu hộ và nộp thuế này cho nhà nước từ người tiêu dùng. Đồng thời, họ cũng có trách nhiệm kê khai và nộp thuế này thay mặt cho người tiêu dùng.

Thuế tiêu thụ đặc biệt có những đặc điểm riêng biệt như sau:

- Hạn chế đối tượng: Chỉ một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt được Nhà nước quy định và điều tiết thông qua việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt. Do đó, đối tượng chịu thuế này thường hẹp hơn rất nhiều so với thuế giá trị gia tăng.

- Áp dụng một lần: Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ được đánh một lần tại khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ, và không được thu lại trong suốt quá trình lưu thông hàng hóa và dịch vụ.

- Tính gián tiếp: Thuế tiêu thụ đặc biệt không đánh trực tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ chịu thuế, mà tác động gián tiếp thông qua việc tăng giá cả của hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng phải chi trả.

- Thuế suất cao: Vì các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thường mang tính chất xa xỉ hoặc không thực sự cần thiết, nên thuế suất áp dụng thường khá cao. Mục đích của việc này là hạn chế nhu cầu tiêu thụ và điều tiết lại quá trình sản xuất và sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ này.

2.Tại sao hàng mã, vàng mã phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014) quy định về các đối tượng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:

- Hàng hóa:

+ Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

+ Rượu;

+ Bia;

+ Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

+ Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

+ Tàu bay, du thuyền;

+ Xăng các loại;

+ Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

+ Bài lá;

+ Vàng mã, hàng mã.

- Dịch vụ:

+ Kinh doanh vũ trường;

+ Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

+ Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

+ Kinh doanh đặt cược;

+ Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

+ Kinh doanh xổ số.

Như vậy, theo quy định nêu trên, vàng mã, hàng mã thuộc đối tượng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một biện pháp điều tiết tiêu dùng được áp dụng thông qua việc đánh thuế lên các loại hàng hóa và dịch vụ theo quy định của pháp luật hiện hành. Mục tiêu chính của loại thuế này là giúp nhà nước điều tiết tiêu dùng, giảm thiểu việc sử dụng không cân nhắc và lãng phí vào những loại hàng hóa, dịch vụ xa xỉ và không quá cần thiết.

Hoạt động kinh doanh vàng mã đang mang lại lợi nhuận khổng lồ cho nhiều doanh nghiệp. Có các công ty thu về hàng trăm tỉ đồng mỗi năm từ việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm vàng mã. Đồng thời, hoạt động này cũng đem lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn người dân tại nhiều làng nghề trên cả nước, từ phía Nam đến phía Bắc.

Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng vàng mã ở Việt Nam hiện chưa được quản lý nghiêm ngặt. Một trong những vấn đề đáng lưu ý là việc quy định mức giá cho từng sản phẩm vàng mã chưa được thực hiện đồng nhất và minh bạch. Sự chênh lệch về mức giá giữa các sản phẩm vàng mã khá lớn, có nơi chênh nhau gấp 3-4 lần, tạo điều kiện cho việc thiếu minh bạch và đôi khi gây ra hiện tượng lạm dụng về giá cả. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự công bằng và minh bạch trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh thị trường.

Hiện nay, hoạt động đốt vàng mã một cách không có tổ chức đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường bằng cách gây ra ô nhiễm không khí và tạo ra lượng khí thải độc hại. Ngoài ra, việc đốt quá nhiều vàng mã không chỉ làm lãng phí tài nguyên mà còn không đem lại lợi ích thực tế nào cho xã hội và cá nhân.

Chính vì vậy, nhà nước đã áp đặt một mức thuế khá cao đối với loại hàng hóa này nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm hơn. Mục tiêu là hạn chế hoạt động đốt vàng mã không cần thiết và góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

3.Tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với vàng mã như thế nào?

Theo Điều 5 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, căn cứ tính thuế được xác định dựa trên giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Trong trường hợp của xăng dầu, giá tính thuế được xác định là giá bán ra hoặc giá cung ứng dịch vụ chưa bao gồm các loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016, quy định đối với hàng hóa sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, giá tính thuế được xác định là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.

Trong trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho các cơ sở kinh doanh thương mại liên kết, giá tính thuế không được thấp hơn một tỷ lệ phần trăm so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu theo quy định của Chính phủ.

Đối với hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế là giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trong trường hợp hàng hóa được miễn, giảm thuế nhập khẩu, giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.

Điều này dẫn đến mức thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp là 70% của giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

Sau khi xác định được giá tính thuế và thuế suất. Ta áp dụng công thức sau đây để tính mức thuế mà xăng phải chịu. Cụ thể như sau:

Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x 70%

Hiện nay, với sự gia tăng đáng kể của các cơ sở sản xuất và kinh doanh hàng vàng mã, việc xuất hiện các cơ sở kém chất lượng cũng tăng lên. Sử dụng vàng mã được coi là lãng phí và gây ra các vấn đề môi trường. Do đó, nhà nước đang và sẽ tiếp tục đánh thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức cao đối với loại hàng hóa này để hạn chế sự tiêu thụ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

>>> Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và mức thuế suất cụ thể - Kế toán Đức Minh.

>>> Hướng dẫn cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt – Kế toán Đức Minh.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN