Tin mới

Thanh lý hợp đồng khi chưa thanh toán hết cần lưu ý gì? Kế toán Đức Minh.
Khi chưa thanh toán mà thanh lý hợp đồng thì cần lưu ý những gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi tiết qua bài viết...
Có bắt buộc phải lập biên bản thanh lý hợp đồng hay không? Kế toán Đức Minh.
Biên bản thanh lý hợp đồng có thực sự quan trọng? Có bắt buộc phải lập biên bản thanh lý hợp đồng hay không? Cùng Kế...
Thủ tục xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam chi tiết – Kế toán Đức Minh.
Khi xã hội phát triển thì việc sử dụng lao động nước ngoài là điều khá phổ biến tại nước ta hiện nay. Tuy nhiên thủ tục...
Những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng – Kế toán Đức Minh.
Trợ cấp xã hội là gì? Những đối tượng nào được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ qua...
Cách tính chi phí quản lý doanh nghiệp theo quy định mới – Kế toán Đức Minh.
Cách tính chi phí quản lý doanh nghiệp cụ thể như thế nào? Quy định mới có gì thay đổi? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn – Kế toán Đức Minh.

08/11/2023 04:22

Bên cạnh các quy định về xử phạt hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, kế toán cần nắm rõ các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu về 05 trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mới nhất trong bài viết sau đây nhé!

Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn – Kế toán Đức Minh.

1.Vi phạm hành chính về thuế là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do các tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác mà không phải là tội phạm. Theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn phải bị xử phạt theo quy định.

Trong đó, các khoản thu khác bao gồm các khoản tiền sau:

- Sử dụng đất;

- Thuê đất, thuê mặt nước;

- Cấp quyền khai thác khoáng sản;

- Cấp quyền khai thác tài nguyên nước;

- Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Cổ tức, lợi nhuận được chia phần vốn Nhà nước đầu tư tại CTCP, công ty TNHH hai thành viên trở lên.

2.Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn như sau:

“Vi phạm hành chính về hóa đơn là hành vi có lỗi do các tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về hóa đơn mà không phải là tội phạm và phải bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.”

3.05 Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về các trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, cụ thể:

(1) Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với các trường hợp sau:

Người nộp thuế chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử do sự cố kỹ thuật của hệ thống CNTT được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan Thuế thuộc trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng (quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

(2) Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp thuế đối với các trường hợp sau:

Người nộp thuế vi phạm hành chính về thuế do thực hiện theo các văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan Thuế, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, công ty.

Trừ trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp chưa phát hiện sai sót trong việc khai, xác định số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng sau đó hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế bị phát hiện.

(3) Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với trường hợp

Doanh nghiệp khai sai và đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế, đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan Thuế công bố quyết định thanh, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan Thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp hoặc trước khi các cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện.

(4) Không xử phạt hành vi vi phạm thủ tục thuế đối với trường hợp sau:

- Cá nhân trực tiếp quyết toán thuế TNCN chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn;

- Các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

(5) Không xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp: Trong thời hạn người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đó.

4.Các trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Bên cạnh 05 trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn thì còn một số trường hợp vi phạm nhưng không ra quyết định xử phạt. Dưới đây là các trường hợp sẽ không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 125 quy định về những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, thuế, cụ thể:

(1) Các trường hợp được quy định tại Điều 9 Nghị định 125 (05 trường hợp được nêu trên);

(2) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;

(3) Đã hết thời hiệu xử phạt theo quy định tại Nghị định 125 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định tại Luật Xử phạt vi phạm hành chính;

(4) Cá nhân vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã chết hoặc mất tích; tổ chức vi phạm đã bị giải thể, phá sản trong thời gian xem xét quyết định xử phạt (trừ trường hợp được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 41 Nghị định 125)

Căn cứ xác định cá nhân đã chết, mất tích; tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định khoản 2 Điều 41 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

(5) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp (1), (2), (3), (4) thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định (nếu có).

Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

>>> Lãi chậm nộp thuế TNDN tính như thế nào? Kế toán Đức Minh.

>>> Đối tượng nào phải chịu thuế xuất nhập khẩu? Ai là người nộp thuế xuất nhập khẩu? Kế toán Đức Minh.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN