Tin mới

Thời hạn cơ quan thuế ban hành thông báo nộp thuế theo quy định? Kế toán Đức Minh.
Thời hạn cơ quan thuế ban hành thông báo nộp thuế theo quy định? Quy định về vấn đề này hiện nay như thế nào? Cùng Kế...
Căn cứ tính thuế của cá nhân kinh doanh lưu động mới nhất – Kế toán Đức Minh.
Cá nhân kinh doanh lưu động hiện nay có thể được hiểu là kinh doanh không thường xuyên, không cố định và sẽ đóng thuế...
Lao động nam có vợ sinh con sẽ được nghỉ mấy ngày làm việc? Kế toán Đức Minh.
Lao động nam có vợ sinh con sẽ được nghỉ mấy ngày làm việc? Để có thêm thông tin chi tiết về việc lao động nam có vợ...
Chế độ thai sản cho chồng là người ngước ngoài – Kế toán Đức Minh.
Nhiều lao động nam là người nước ngoài kết hôn với vợ là người Việt Nam đang còn nhiều thắc mắc về chế độ nghỉ thai sản...
Chế độ thai sản đối với quân nhân theo quy định – Kế toán Đức Minh.
Chế độ thai sản đối với quân nhân sẽ như thế nào? Có gì khác so với lao động bình thường? Cùng Kế toán Đức Minh tìm...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Báo cáo tài chính là gì? Có những loại BCTC nào trong DN? Kế toán Đức Minh.

23/06/2023 11:00

Doanh nghiệp nào cũng cần phải có Báo cáo tài chính. Vậy bạn đã hiểu báo cáo tài chính là gì và có những loại báo cáo tài chính nào? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Báo cáo tài chính là gì? Có những loại BCTC nào trong DN? Kế toán Đức Minh.

1.Báo cáo tài chính là gì?

Về định nghĩa báo cáo tài chính, theo Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp sẽ đưa ra những thông tin như: Tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, lãi, lỗ, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác, doanh thu và phân chia kết quả kinh doanh, các luồng tiền.

Có thể nói, báo cáo tài chính mang đến những thông tin khái quát và cũng cụ thể nhất về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp.
Theo quy định hiện hành, mọi doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính theo định kỳ thời hạn quy định của pháp luật. Trong đó, mỗi loại hình, quy mô doanh nghiệp sẽ có số lượng cũng như thời hạn nộp báo cáo riêng phù hợp.

2. Báo cáo tài chính dùng để làm gì?

Để làm rõ câu hỏi báo cáo tài chính dùng để làm gì, chúng ta cần nắm được mục đích, vai trò cũng như tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp.

Theo đó, báo cáo tài chính có vai trò quan trọng, phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1. Mục đích của báo cáo tài chính

Điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về mục đích của báo cáo tài chính như sau:

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

a) Tài sản;

b) Nợ phải trả;

c) Vốn chủ sở hữu;

d) Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;

đ) Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;

e) Các luồng tiền.

2.2. Vai trò của báo cáo tài chính

Về vai trò, đối với công tác quản lý của doanh nghiệp, cụ thể: doanh nghiệp, báo cáo tài chính nắm giữ một “vị trí” vô cùng quan trọng. Cụ thể:

Phản ánh tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, kết quả kinh doanh, tình hình tài chính trong kỳ của doanh nghiệp một cách toàn diện. Qua đó, cung cấp số liệu phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, làm cơ sở để kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn cũng như khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh. Đồng thời, giúp chủ doanh nghiệp hoạch định chính sách quản lý, sử dụng tài sản và huy động vốn, dòng tiền cho hợp lý.

Bên cạnh vai trò phục vụ nhu cầu giám sát, điều hành của các nhà quản lý doanh nghiệp, báo cáo tài chính cũng thể hiện được vai trò nhất định của mình đối với các nhà đầu tư, người lao động cũng như cơ quan quản lý nhà nước doanh nghiệp.
+ Với các nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng: Giúp đưa ra cái nhìn cụ thể, toàn diện về thực trạng tình hình kinh doanh, tiềm năng tài chính cũng như khả năng thanh toán, sinh lời. Thông qua đó, đánh giá rủi ro để có quyết định thức thời.

+ Với người lao động: Giúp NLĐ hiểu được tình hình hoạt động, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai doanh nghiệp để đưa quyết định phù hợp cho công việc của mình.

+ Với cơ quản quản lý nhà nước: Giúp thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ luật pháp của doanh nghiệp để từ đó ra những quyết định quản lý phù hợp.

3. Các loại báo cáo tài chính phổ biến trong doanh nghiệp

Nếu căn cứ theo mục đích sử dụng của báo cáo tài chính, chúng ta có thể chia thành 4 loại phổ biến như sau:

+ Báo cáo kết quả kinh doanh

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

+ Bảng cân đối kế toán.

Tuy nhiên, hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp theo quy định tại Điều 100, Thông tư 200/2014/TT-BTC sẽ gồm: Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ. Bởi vậy, bài viết này sẽ chỉ làm rõ các vấn đề xoay quanh các loại báo cáo phổ biến trong doanh nghiệp.

3.1. Báo cáo tài chính hàng năm

Đây là loại báo cáo tài chính mà doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo mẫu cụ thể quy định trong luật và phải lập theo dạng đầy đủ. Báo cáo tài chính hàng năm có thể được tính theo năm dương lịch hoặc kỳ kế toán hàng năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế.

Theo Điều 100, Thông tư 200/2014/TT-BTC, báo cáo hành chính hàng năm sẽ bao gồm các thành phần:

+ Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 – DN);

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – DN);

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN);

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B04 – DN ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC);

Ngoài báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp còn cần phải nộp Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu 05/QTT-TNCN và Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN.

3.2 Báo cáo tài chính hợp nhất

Đây là loại báo cáo tài chính cần phải lập đối với mô hình nhóm công ty, công ty mẹ, được quy định tại tại Khoản 1, Điều 197, Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
“Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây:

a) Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán;

b) Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con;

c) Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con.”

3.3. Báo cáo tài chính giữa niên độ

Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập theo mẫu cụ thể pháp luật quy định, có thể lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược, do chủ sở hữu đơn vị quyết định.

Loại báo cáo này là báo cáo tài chính cho bốn quý của năm tài chính (quý IV là quý cuối cùng trong năm) và báo cáo tài chính bán niên.

Đáng chú ý, doanh nghiệp nhà nước và công ty niêm yết là những đối tượng bắt buộc phải lập loại báo cáo tài chính này.

Điều 100, Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:

Báo cáo tài chính niên độ dạng đầy đủ gồm:

+ Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (Mẫu số B01a – DN);

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (Mẫu số B02a – DN);

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (Mẫu số B03a – DN);

+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc (Mẫu số B09a – DN);

Trong khi đó, Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược sẽ bao gồm:

+ Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (Mẫu số B01b – DN);

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (Mẫu số B02b – DN);

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (Mẫu số B03b – DN);

+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc (Mẫu số B09a – DN kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

>>> Có phải nộp báo cáo tài chính bản cứng không? Kế toán Đức Minh.

>>> Hướng dẫn cách đọc một báo cáo tài chính đơn giản – Kế toán Đức Minh.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN