Tin mới

Có đúng giảm 2% thuế GTGT cho đến hết 31/12/2024?
Mới đây, có thông tin về việc sẽ tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ nay đến hết năm 2024. Vậy có đúng sẽ...
Thuế nhập khẩu ai chịu? Ai là người nộp thuế nhập khẩu? Kế toán Đức Minh.
Thuế nhập khẩu là một trong những sắc thuế quan trọng của mỗi quốc gia, là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách nhà...
Trị giá tính thuế nhập khẩu là gì? Cách xác định thuế nhập khẩu – Kế toán Đức Minh.
Trị giá tính thuế nhập khẩu là gì? Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập, nhiều doanh nghiệp và...
Ký hợp đồng 2 tháng có đóng bảo hiểm không?
Hiện nay, không ít người sử dụng lao động có nhu cầu ký hợp đồng 02 tháng với người lao động. Vậy nếu ký hợp đồng 2...
Hợp đồng dịch vụ có phải đóng BHXH không?
Hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng được sử dụng thường xuyên trong các giao dịch dân sự hiện nay. Vậy hợp đồng dịch vụ...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Hướng dẫn tài khoản 111 (tiền mặt) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 – Kế toán Đức Minh.

10/04/2023 03:48

Đối với tài khoản 111 trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, pháp luật quy định những nguyên tắc kế toán nào? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé!

Hướng dẫn tài khoản 111 (tiền mặt) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 – Kế toán Đức Minh.

1.Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 111 (Tiền mặt) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 111 (Tiền mặt) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:

- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ. Chỉ phản ánh vào tài khoản 111 “Tiền mặt” số tiền Việt Nam, ngoại tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ.

- Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ,... theo quy định về chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.

- Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất quỹ tiền mặt và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.

- Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.

2. Quy định về kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 111 (Tiền mặt)

Tài khoản 111 (Tiền mặt) có kết cấu và nội dung phản ánh được quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 133/2016/TT-BTC cụ thể như sau:

- Đối với bên Nợ:

+ Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ nhập quỹ.

+ Số tiền Việt Nam, ngoại tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.

+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền mặt là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán).

- Đối với bên Có:

+ Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ xuất quỹ.

+ Số tiền Việt Nam, ngoại tệ thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê.

+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền mặt là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán).

- Đối với số dư bên Nợ: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ còn tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm báo cáo.

Tài khoản 111 (Tiền mặt), có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.

- Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá và số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán.

3.Chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì việc chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam được thực hiện như sau:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng đồng tiền khác với Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì Báo cáo tài chính mang tính pháp lý để công bố ra công chúng và nộp cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam là Báo cáo tài chính được trình bày bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính thì Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước và công bố ra công chúng phải được kiểm toán.

- Việc chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 78 Thông tư 133/2016/TT-BTC.

- Khi chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam, doanh nghiệp phải trình bày rõ trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính những ảnh hưởng (nếu có) đối với Báo cáo tài chính do việc chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

>>> Kế toán tiền mặt thực hiện những công việc gì? Kế toán Đức Minh.

>>> Những sai sót thường gặp khi làm phần hành Kế toán Tiền mặt - kế toán Đức Minh

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN