Tin mới

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải do cơ quan nào cấp? Kế toán Đức Minh.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cho người lao...
Doanh thu bán hàng online bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Việc mua bán thông qua các trang trực tuyến đã trở thành xu hướng, tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào là đúng? Kế toán Đức Minh.
Trường hợp nghỉ ốm và muốn xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định thì cần lưu ý gì ?...
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế - Kế toán Đức Minh.
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế thường được xác định bởi các chính sách và quy định của...
Thời hạn để bổ sung hồ sơ khai thuế để không bị phạt là bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Người nộp thuế phải tự giác khai bổ sung hồ sơ khai thuế và việc khai bổ sung không dẫn đến tăng số tiền thuế phải nộp....

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

4 cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp đơn giản mà không phải ai cũng biết – KTĐM

14/07/2021 03:36

Việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ giúp người lao động có thêm khoản tiền trợ cấp khi nghỉ việc. Vậy làm thế nào để kiểm tra quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình? Sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ giới thiệu một số cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp đơn giản mà không phải ai cũng biết

4 cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp đơn giản mà không phải ai cũng biết – KTĐM

1. Tại sao cần tra cứu bảo hiểm thất nghiệp?

Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp và quy định hiện hành về các loại hợp đồng lao động tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên sẽ bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Với việc tham gia loại bảo hiểm này, người lao động có thể được nhận những quyền lợi sau:

- Trợ cấp thất nghiệp

- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

- Hỗ trợ học nghề.

Trong đó, để được nhận trợ cấp thất nghiệp và tiền hỗ trợ học nghề người tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn phải đáp ứng đủ thời gian tham gia theo quy định:

+ Trợ cấp thất nghiệp: Đóng đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Tiền hỗ trợ học nghề: Đóng đủ 09 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Mặt khác, người lao động lại không phải người trực tiếp đóng bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trích 1% tiền lương tháng của từng người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Chính vì vậy, người lao động cần theo dõi sát sao quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp để biết được doanh nghiệp có đóng bảo hiểm đầy đủ cho mình hay không. Từ đó, còn có các biện pháp để đảm bảo các quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp của mình.

2. 4 cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp mới nhất

Hiện tại, với sự hỗ trợ của nhiều công cụ tra cứu khác nhau, việc tra cứu bảo hiểm thất nghiệp của người lao động có thể thực hiện thông qua các thao tác đơn giản của một trong các cách sau.

Cách 1: Tra cứu online tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bước 1: Ấn chọn đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/dang-nhap-tra-cuu.aspx

Bước 2: Điền chính xác Mã số BHXH và tích chọn vào ô “Tôi không phải người máy” để xác minh thông tin.

Tra cứu online tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Ảnh 1:Tra cứu online tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bước 3: Làm theo yêu cầu của hệ thống và chọn Lấy mã OTP.

Tra cứu online tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Ảnh 2:Tra cứu online tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bước 4: Nhập mã OTP và ấn Đăng nhập.

Tra cứu online tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Ảnh 3:Tra cứu online tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bước 5: Sau khi đăng nhập thành công: Nhập lại mã số BHXH và chọn tiếp “ Tôi không phải là người máy”.

Tra cứu online tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Ảnh 4:Tra cứu online tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bước 6: Ấn Tra cứu để kiểm tra thông tin.

Hệ thống sẽ trả kết quả như sau:

Tra cứu online tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Ảnh 5:Tra cứu online tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Cách 2: Tra cứu qua ứng dụng VssID

Để tra cứu bằng cách này, người lao động bắt buộc phải có tài khoản VssID. Nếu chưa đăng ký tài khoản VssID, bạn đọc có thể tham khảo Video hướng dẫn chi tiết cách cài đặt đăng nhập ứng dụng này tại đây.

Nếu đã có tài khoản VssID, bạn tiến hành tra cứu theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID.

Tra cứu qua ứng dụng VssID

Ảnh 6: Tra cứu qua ứng dụng VssID

Bước 2: Tại Trang Quản lý cá nhân, chọn Quá trình tham gia.

Tra cứu qua ứng dụng VssID

Ảnh 7: Tra cứu qua ứng dụng VssID

Bước 3: Chọn “BHTN” để xem quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Tra cứu qua ứng dụng VssID

Ảnh 8: Tra cứu qua ứng dụng VssID

Cách 3: Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại (phí 1000 đồng/tin nhắn)

Soạn tin nhắn theo cú pháp:

BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} gửi 8079

BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi 8079

Ví dụ:

Soạn BH QT 0110129425 gửi đến 8079:

Nội dung tin nhắn nhận được: “Mã số BHXH: 0110129425, Thời gian tham gia BHXH: 9 năm 7 tháng; Thời gian tham gia BHTN: 8 năm 8 tháng”

Soạn BH QT 0110129425 012016 122017 gửi đến 8079:

Nội dung tin nhắn nhận được: “Mã số BHXH: 0110129425, Thời gian tham gia BHXH: 2 năm; Thời gian tham gia BHTN: 2 năm (Tổng thời gian tham gia BHXH: 9 năm 7 tháng; Tổng thời gian tham gia BHTN là 8 năm 8 tháng)”

Cách 4: Gọi tổng đài bảo hiểm

Ngoài những cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp ở trên, bạn đọc cũng có thể liên hệ tổng đài của cổng thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam: 19006068 để được tổng đài viên hỗ trợ tra cứu bảo hiểm thất nghiệp.

Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về kế toán bạn có thể ghé thăm website: https://ketoanducminh.edu.vn/ hoặc đăng ký tham gia ngay lớp học kế toán tại các chi nhánh của Đức Minh..

Bạn nào quan tâm xem chi tiết tại đây:

>>> Khóa học kế toán tổng hợp online.

>>> Đăng ký khóa học kế toán tổng hợp online – Kế toán Đức Minh.

- Ngọc Anh-

Các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan:

=>>> Năm 2021, nhận bảo hiểm thất nghiệp lên đến 22 triệu đồng/tháng - Kế toán Đức Minh

 =>>> 15 địa chỉ nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội - Kế toán Đức Minh

=>>> Làm sao để nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp nhanh nhất – Kế toán Đức Minh.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN