Tin mới
Trong năm 2023, lương công chức sẽ có nhiều chuyển biến tốt hơn so với năm 2022 này. Dưới đây là bảng lương công chức...
Năm 2023 những trường hợp nào được miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân? Cùng Kế toán Đức Minh cập nhật rõ hơn qua bài viết...
Công việc nhân sự, kế toán cần làm 6/2023? Cùng Đức Minh tìm hiểu dưới bài viết sau:
Hàng tháng hoặc hàng quý doanh nghiệp đều phải kê khai thuế với cơ quan quản lý doanh nghiệp. Bài viết say đây Kế toán...
Đối với doanh nghiệp, công ty sau khi thành lập thì cần nộp những loại thuế gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn...
Chủ đề tìm nhiều
Tiền trợ cấp thất nghiệp năm 2020 là bao nhiêu? Kế toán Đức Minh
Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động nếu đủ điều kiện theo luật định, người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Không ít người lao động vì không nắm rõ cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất đi nhiều quyền lợi. Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ đề cập đến vấn đề tiền trợ cấp thất nghiệp năm 2020 là bao nhiêu cho bạn đọc rõ hơn nhé!

1.Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, hàng tháng, người lao động có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng trợ cấp với mức như sau:
Mức trợ cấp thất nghiệp = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
Lưu ý, mức trợ cấp hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Cụ thể, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2020 được tính như sau:
+ Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
Từ 1/1/2020, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 1,49 triệu đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng.
Từ 1/7/2020, mức lương cơ sở là 1,6 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 1,6 triệu đồng/tháng = 8 triệu đồng/tháng.
+ Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
- Mức lương tối thiểu vùng của vùng I là 4,42 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 4,42 triệu đồng/tháng = 22,1 triệu đồng/tháng.
- Mức lương tối thiểu vùng của vùng II là 3,92 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,92 triệu đồng/tháng = 19,6 triệu đồng/tháng.
- Mức lương tối thiểu vùng của vùng III là 3,43 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,43 triệu đồng/tháng = 17,15 triệu đồng/tháng.
- Mức lương tối thiểu vùng của vùng IV là 3,07 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,07 triệu đồng/tháng = 15,35 triệu đồng/tháng.
2.Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
- Sổ bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, người lao động cũng cần mang theo Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân và sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú kèm theo bản gốc để đối chiếu.
Sau khi có đủ hồ sơ, người lao động thực hiện theo trình tự sau:
Bạn tham khảo them ở bài viết: Làm sao để nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp nhanh nhất – Kế toán Đức Minh.
3.Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 có nêu: Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:
>>> Các trường hợp được bảo lưu đóng bảo hiểm thất nghiệp? - KTĐM
Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!
-Ms Le-
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Những khó khăn kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và cách giải quyết (03/07)
- Lỗi kế toán là gì? Các loại lỗi kế toán thường gặp?- Kế toán Đức Minh (01/07)
- Chính sách mới nổi bật về tài chính – kế toán tháng 07/2020 – Kế toán Đức Minh. (30/06)
- Quản lý công nợ là gì? Cách quản lý công nợ hiệu quả trong doanh nghiệp- Kế toán Đức Minh. (30/06)
- Thanh toán quốc tế đối với kế toán thuế trong Công ty xuất nhập khẩu- Kế toán Đức Minh. (30/06)
- Mách bạn mẹo xem thống kê số liệu cực nhanh trong Microsoft Excel - KĐTM (26/06)
- Kế toán xử lý chi phí không có hóa đơn GTGT đầu vào như thế nào? – KTĐM (26/06)
- Các hình thức xử lý kỷ luật và 4 điều cấm sử dụng khi xử lý kỷ luật lao động – KTĐM (25/06)
- 06 việc mà kế toán cần làm trong tháng 07/2020 này – Kế toán Đức Minh (24/06)
- Phiếu kế toán là gì? Phiếu kế toán dùng để làm gì? – KTĐM (23/06)