Tin mới
Trả lại hàng hóa, dịch vụ đã mua là trường hợp xảy ra rất nhiều trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều kế toán...
Hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể là các hóa đơn chứng từ mà hộ kinh có được khi mua hàng hóa, dịch vụ từ các...
Chứng từ kế toán là gì? Việc lập và ký chứng từ kế toán hiện nay được pháp luật quy định thế nào? Đức Minh sẽ hướng dẫn...
Hoàn thuế thu nhập cá nhân là việc cơ quan thuế sẽ hoàn trả lại số thuế nộp thừa nếu có đề nghị hoàn. Nếu người nộp...
Pháp luật quy định người lao động khi thay đổi nơi làm việc có đăng ký lại người phụ thuộc hay không? Bài viết dưới đây...
Chủ đề tìm nhiều
Giám đốc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi công ty phá sản không? - KTĐM
Trợ cấp thất nghiệp là một trong những khoản tiền giúp người lao động nghỉ việc trang trải trong thời gian chờ xin việc mới. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng nếu công ty phá sản thì giám đốc công ty có được hưởng trợ cấp thất nghiệp như người lao động trong công ty không?
1. Đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên:
+ Trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn;
+ Trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trừ khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư, đi nước ngoài theo hợp đồng; chết…
Trong đó, người lao động thuộc diện phải đóng bảo hiểm thất nghiệp là người làm việc theo hợp đồng lao động và không đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình.
Về Giám đốc công ty, khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 nêu rõ, đây là một trong những chức danh quản lý doanh nghiệp có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch theo Điều lệ công ty.
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp hiện hành có quy định, công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên, doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần có thể thuê Giám đốc. Những loại hình doanh nghiệp khác, Luật cũng không có quy định cấm.
Thông thường, việc thuê Giám đốc được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng lao động và mối quan hệ này sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động hiện nay.
Do đó, căn cứ những quy định trên, Giám đốc công ty vẫn có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc trường hợp được thuê bằng hợp đồng lao động, có tham gia bảo hiểm thất nghiệp và đáp ứng các điều kiện nêu trên.
2. Công ty phá sản, người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp thế nào?
Công ty bị phá sản thì trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 47 Bộ luật Lao động hiện hành:
“Tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”
Theo quy định này, khi công ty phá sản thì bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được ưu tiên thanh toán. Khi đó, thực tế sẽ phát sinh 02 trường hợp sau đây:
2.1. Người lao động được chốt sổ bảo hiểm xã hội
Khi công ty phá sản nhưng trước đó đã chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì người này thực hiện theo các thủ tục thông thường để hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo đó, người lao động thực hiện theo thủ tục theo quy định tại Điều 16, 17, 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Một trong các giấy tờ sau đây: Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động… (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
- Sổ BHXH.
Bước 2: Nộp hồ sơ tới Trung tâm dịch vụ việc làm
Người lao động nộp 01 bộ hồ sơ nêu trên cho Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người này muốn nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Hình thức nộp:
- Trực tiếp
- Ủy quyền hoặc qua đường bưu điện nếu đã có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và thuộc một trong các trường hợp sau đây: Ốm đau, thai sản, bị tai nạn, hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh…
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
- Trong 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Trung tâm dịch vụ việc làm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xác nhận về việc giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp vào sổ BHXH trong thời hạn 15 ngày và gửi lại cho người lao động cùng quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi lưu hồ sơ.
Bước 4: Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
- Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16 kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tổ chức chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.
- Từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 02 trở đi, tính từ ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó, BHXH chi trả trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc.
2.2. Người lao động không được chốt sổ bảo hiểm xã hội
Thực tế cho thấy, khi công ty phá sản, không có nhiều người lao động “may mắn” được chốt sổ BHXH để thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp như quy định ở trên mà thường sẽ không được chốt sổ và trả sổ bảo hiểm.
Theo mục 3.3 khoản 3 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, công ty nợ tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp thì phải có trách nhiệm đóng đủ gồm cả tiền lãi chậm đóng.
Nếu công ty chưa đóng đủ thì chỉ xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng bảo hiểm thất nghiệp. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
Do đó, vì công ty phá sản, người sử dụng lao động không thực hiện trách nhiệm chốt sổ cho người lao động ví các nguyên nhân ở trên (nợ tiền đóng, chưa đóng đủ...) nên người này có thể tự liên hệ với cơ quan BHXH để xin xác nhận vào sổ BHXH.
- Công ty chưa đóng đủ thì xác nhận đến thời điểm đã đóng bảo hiểm thất nghiệp để kịp thời giải quyết chế độ cho người lao động
- Sau khi thu hồi đủ số tiền đã đóng, người lao động được xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
Sau khi được xác nhận sổ BHXH thì người lao động thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp theo 04 bước đã nêu ở trên.
Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về kế toán bạn có thể ghé thăm website: https://ketoanducminh.edu.vn/ hoặc đăng ký tham gia ngay lớp học kế toán tại các chi nhánh của Đức Minh..
Bạn nào quan tâm xem chi tiết tại đây:
>>> Khóa học kế toán tổng hợp online.
>>> Đăng ký khóa học kế toán tổng hợp online – Kế toán Đức Minh.
- Ngọc Anh-
Các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan:
=>>> Giám đốc có được nhận lương và tham gia bảo hiểm xã hội không?- KTĐM
=>>> Thủ tục báo giảm BHXH, BHYT và chốt sổ bảo hiểm khi người lao động nghỉ việc
=>>> Làm gì để được hưởng trợ cấp thất nghiệp???- Kế toán Đức Minh
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Từ năm 2021, nhiều khoản phụ cấp cho công chức - viên chức chính thức bị khai tử (24/09)
- Cách hạch toán tiền ăn trưa, ăn giữa ca của người lao động – Kế toán Đức Minh (24/09)
- Đang mang thai mà nghỉ việc thì có được hưởng chế độ thai sản không?- KTĐM (18/09)
- Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản – Kế toán Đức Minh (16/09)
- Hướng dẫn cách hủy hóa đơn qua mạng cho doanh nghiệp - Kế toán Đức Minh (15/09)
- Mách bạn cách học kế toán như thế nào cho hiệu quả nhất – Kế toán Đức Minh (14/09)
- Tự làm thủ tục hưởng chế độ thai sản, cần chuẩn bị những gì? Kế toán Đức Minh. (11/09)
- Tiền thai sản có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Kế toán Đức Minh. (11/09)
- Người sinh con thứ 3 thứ 4 có được hưởng Chế độ thai sản không? Kế toán Đức Minh. (11/09)
- 10 điểm khác nhau giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân - KTĐM (11/09)