Tin mới
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng được yêu cầu phổ biến nhất trong các tin tuyển dụng. Cải thiện và thể hiện...
Khi lập BCTC riêng, các khoản đầu tư vào Công ty con được ghi nhận theo phương pháp vốn gốc, còn khi hợp nhất, nó được...
Cùng tìm hiểu các trường hợp vay vốn ngân hàng không phải giao dịch liên kết ở bài viết sau. Hiện nay, điểm d khoản 2...
Thời gian gần đây có thông tin về việc hóa đơn xăng dầu phải ghi biển số xe. Vậy theo quy định, hóa đơn xăng dầu có bắt...
Chủ đề tìm nhiều
Cách hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế, chậm nộp tờ khai – Kế toán Đức Minh
Không một doanh nghiệp nào mong muốn phải nộp phạt cho cơ quan Thuế cả. Tuy nhiên, trong quá trình làm kế toán bạn có thể khai sai, khai thiếu dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn… Dẫn đến việc bạn phải kê khai bổ sung điều chỉnh thuế và nộp phạt thuế. Vậy trong trường hợp này, kế toán sẽ phỉa hạch toán như thế nào?

1. Nguyên nhân phải hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế do đâu mà có?
- Trong quá trình làm kế toán có thể bạn đã khai sai, khai thiếu dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn… Dẫn đến việc bạn phải kê khai bổ sung điều chỉnh thuế. Sau khi khai bổ sung điều chỉnh thuế thì phát sinh số thuế phải nộp thêm và bị tính phạt chậm nộp thuế trên số tiền thuế thiếu đó (ngành thuế gọi đó là “tiền chậm nộp thuế”.)
- Hoặc qua kiểm tra thuế định kỳ, hoặc thanh tra thuế. Cơ quan thuế phát hiện ra những sai sót của công ty bạn, thực hiện kiểm tra. Có thể dẫn đến tăng doanh thu tính thuế hoặc bị loại trừ chi phí. Dẫn đến tăng số thuế phải nộp (truy thu) và tính phạt chậm nộp thuế trên số thuế thiếu đó.
(Bản chất có thể hiểu đây là một khoản lãi phải trả cho NSNN do chúng ta trả chậm tiền thuế)
2. Cách hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế ra sao?
Về bản chất thì tiền phạt chậm nộp thuế là một khoản thiệt hại của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải móc túi ra để chi trả những khoản này. Về hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế thì khoản thiện hại này có thể làm giảm lợi nhuận năm trước của doanh nghiệp hoặc tăng chi phí trong kỳ. Việc lựa chọn hạch toán vào đâu thì tùy thuộc vào từng doanh nghiệp.
+ Nếu hạch toán giảm lợi nhuận năm trước (Nợ 4211) thì bạn phải giải trình được trước những người có liên quan đến lợi ích của họ trong doanh nghiệp (cổ đông, thành viên sáng lập…). Vì lợi nhuận là của họ ko phải của kế toán, kế toán muốn đụng đến lợi nhuận thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu.
+ Nếu hạch toán tăng chi phí năm nay, thì đây là một khoản chi phí khác. Mà chi phí thì liên quan đến thuế TNDN cuối kỳ, chi phí tăng => giảm lợi nhuận tính thuế => Giảm thuế TNDN. Trong khi theo quy định hiện hành thì những khoản vi phạm hành chính này sẽ không được tính là chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN. Do vậy trước khi tính thuế TNDN bạn phải loại trừ khoản này trên tờ khai quyết toán thuế TNDN.
(Dạng doanh nghiệp nhỏ, kế toán được chủ động trong hạch toán thì thường đưa vào 4211 để đỡ phức tạp loại trừ cuối năm)
Hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế như sau (Căn cứ quyết định xử lý của cơ quan thuế)
+ Nếu lấy từ lợi nhuận: Nợ 4211/Có 3339 => Khi đi nộp phạt Nợ 3339/Có TK tiền liên quan
+ Nếu đưa vào chi phí: Nợ 811/Có 3339 => Khi đi nộp phạt Nợ 3339/Có TK tiền liên quan
Ngoài ra đối với những khoản vi phạm hành chính khác (truy thu thuế, chậm nộp tờ khai thuế hay phạt hành chính bảo hiểm…) cũng có cách lập luận tương tự như trên. Bạn có thể đưa vào 421 hoặc các TK chi phí.
Các bài viết liên quan:
=>>> Mức phạt nộp chậm hồ sơ đăng ký,khai không đầy đủ các nội dung hồ sơ thuế- Kế toán Đức Minh
=>>> MỨC PHẠT NỘP CHẬM THUẾ MỚI NHẤT 2018
=>>> Nộp chậm thay đổi thông tin đăng kí thuế sẽ bị xử phạt như thế nào? Phương hướng xử lý ra sao?
- Ngọc Anh-
>>> địa chỉ học kế toán tại hoàng mai
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Hướng dẫn cách hạch toán kế toán tại công ty “LẮP RÁP” – Kế toán Đức Minh (18/02)
- Sự khác nhau giữa báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất? (16/02)
- Những khó khăn trong quản lý hàng tồn kho tại các doanh nghiệp Việt Nam (15/02)
- Doanh nghiệp siêu nhỏ có bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế hay không? (14/02)
- Lương NET là gì?Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo lương NET (14/02)
- Chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên – Kế toán Đức Minh (13/02)
- Điều kiện cần có để làm giấy phép kinh doanh theo ngành nghề (25/01)
- Chuyển đổi doanh nghiệp là gì? Cách chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp (24/01)
- 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay – Kế toán Đức Minh (23/01)
- Làm gì ngay khi bạn vừa thất nghiệp – Kế toán Đức Minh (22/01)