Tin mới
Trong nhiều doanh nghiệp, một nhân viên kế toán có thể kiêm nhiệm luôn vị trí kế toán bán hàng. Họ làm việc với các bộ...
Phụ cấp xăng xe điện thoại là các yếu tố quan trọng trong chính sách phúc lợi của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với...
Kế toán thuế là bộ phận phụ trách toàn bộ các vấn đề liên quan đến việc tính toán và khai báo thuế trong doanh nghiệp....
Trả lại hàng hóa, dịch vụ đã mua là trường hợp xảy ra rất nhiều trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều kế toán...
Hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể là các hóa đơn chứng từ mà hộ kinh có được khi mua hàng hóa, dịch vụ từ các...
Chủ đề tìm nhiều
Những khoản dễ nhầm lẫn với dự phòng phải trả
Những khoản dễ nhầm lẫn với dự phòng phải trả
Dự phòng phải trả là một khoản nợ phải trả của doanh nghiệp mà không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Trong doanh nghiệp có những khoản rất dễ nhầm lẫn với nó. Hãy cùng Kế toán Đức Minh phân biệt rõ ràng hơn trong bài viết sau nhé!
Dự phòng phải trả dựa trên số ước tính đáng tin cậy, ghi nhận nghĩa vụ nợ như một ước tính kế toán. Nó chưa chắc chắn về giá trị hoặc thời gian thanh toán.
1. Phân biệt dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng.
Tất cả các khoản dự phòng phải trả đều là nợ tiềm tàng vì chúng không được xác định một cách chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Tuy nhiên, trong các khoản nợ tiềm tàng có những khoản không thoả mã điều kiện để ghi nhận một khoản nợ phải trả thông thường và không có cơ sở đáng tin cậy để ước tính. Đó là khoản nợ tiềm tàng.
VAS 18 “Các khoản dự phòng, taifg sản và nợ tiềm tàng” phân biệt rõ các khoản dự phòng phải trả với các khoản nợ tiềm tàng cụ thể như sau:
+ Các khoản dự phòng phải trả là các khoản đã được ghi nhận là nợ phải trả vì nó có nghĩa vụ về nợ phải trả hiện tại và chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh tế để thanh toán các nghĩa vụ về khoản nợ phải trả đó. Và do giả định đưa ra một ước tính tin cậy nên các khoản dự phòng cần phải được xem xét và điều chỉnh lại vào mỗi kỳ kế toán lập Bảng cân đối kế toán để phản ánh đầy đủ và hợp lý nghĩa vụ nhận nợ của doanh nghiệp.
+ Các khoản nợ tiềm tàng là các khoản không được ghi nhận là các khoản nợ phải trả thông thường. Vì các khoản nợ thường xảy ra còn khoản nợ tiềm tàng thì chưa chắc chắn xảy ra. Các khoản nợ tiềm tàng thường xảy ra không theo dự kiến ban đầu do đó chúng phải được ước tính thường xuyên để xác định xem liệu sự giảm sút kinh tế có xảy ra hay không.
Kế toán không trình bày thông tin về khoản nợ tiềm tàng vào Bảng cân đối kế toán vì không ghi nhận là nợ phải trả. Nhưng phải công bố trong Thuyết minh Báo cáo tài chính nhằm giúp người sử dụng thông tin tài chính đưa ra nhận sâu sắc hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2. Phân biệt dự phòng phải trả với các khoản dự phòng khác.
Để hiểu rõ hơn về bản chất của các khoản dự phòng làm cơ sở cho việc ghi nhận và trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính, cần phân biệt dự phòng phải trả và dự phòng khác như dự phòng giảm giá trị tài sản và quỹ dự phòng tài chính.
+ Dự phòng giảm giá trị tài sản (như dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính): được phân loại là khoản điều chỉnh giảm tài sản, nhằm phản ánh giá trị tài sản, không vượt quá giá trị thuần có thể thực hiện; và được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ với mức tối đa là giá gốc tài sản.
+ Dự phòng phải trả (như dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp,…) được phân loại là nợ phải trả, nhằm phản ánh đầy đủ nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp tại ngày lập BCTC, và ghi nhận vào chi phí trong kỳ với mức ước tính đáng tin cậy.
+ Quỹ dự phòng tài chính: được phân loại là vốn chủ sở hữu, nhằm tạo nguồn dự trữ tài chính cho doanh nghiệp, và được trích lập từ lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết trên giúp bạn đọc phân biệt rõ ràng được dự phòng phải trả với các khoản khác trong doanh nghiệp.
Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!
Huyen Babi
Thông tin các khóa học tại Kế toán Đức Minh mời các bạn tham khảo:
>>> Khóa học kế toán ngắn hạn tại hà nội
>>> trung tâm đào tạo kế toán tổng hợp
>>> địa chỉ học kế toán tại hà đông
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Trường hợp nào được hưởng ưu đãi thuế TNDN 10% trong 15 năm đầu (21/01)
- Tính sao với chi phí xăng dầu của xe thuê mượn trong DN (20/01)
- Kế toán cần làm gấp trong tháng 01/2017 này ngay (19/01)
- Những vấn đề chung về kế toán thuê tài sản (18/01)
- Hạch toán chi phí quà tặng tết cho khách hàng và nhân viên (18/01)
- Nợ doanh nghiệp - giải pháp thu hồi nhanh (17/01)
- 6 bước để săn tìm công việc kế toán (17/01)
- Nâng cao công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá nhân (17/01)
- Những điều mà các kế toán cần biết về thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2016 (16/01)
- Những thắc mắc về BHXH thực tế nhiều người gặp phải (Phần 2) (14/01)