Tin mới
Xuất khẩu hàng hóa là gì? Tìm hiểu bộ chứng từ xuất khẩu hay những giấy tờ cần thiết khi xuất khẩu hàng hóa gồm: hợp...
Giao dịch liên kết là gì? Vay ngân hàng, mượn tiền giám đốc có phải giao dịch liên kết không? Các trường hợp giao dịch...
Khi thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) hết hạn, việc gia hạn hay đổi thẻ là cần thiết để đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh không...
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đóng góp quan trọng vào Ngân sách nhà nước. Thuế giá trị gia tăng được...
Kỳ kê khai thuế GTGT gồm hai loại là kê khai theo tháng và kê khai theo quý, áp dụng với các đối tượng doanh nghiệp đáp...
Chủ đề tìm nhiều
Tối ưu hoá số thuế phải nộp bằng cách nào???
Thuế được coi là công cụ điều tiết nền kinh tế thị trường của Nhà nước. Đối với doanh nghiệp thuế được coi là một nghĩa vụ phải làm. Làm thế nào để tối ưu hoá số thuế phải nộp trong doanh nghiệp? Hãy cùng đọc bài viết sau đây Kế toán Đức Minh chia sẻ với bạn đọc nhé!
Đối tượng chủ yếu có vai trò đóng góp lớn vào nguồn lực cho Nhà nước thông qua hình thức nộp thuế chính là các công ty, doanh nghiệp. Họ là người trực tiếp xây dựng lên nguồn lực vật chất. Tuy nhiên để các doanh nghiệp hiểu và tự giác thực thi tốt nghĩa vụ nộp Thuế của mình đang là vấn đề mà Nhà nước và các cơ quan thuế hết sức quan tâm.
Trong lĩnh vực Thuế có ba thuật ngữ chúng ta nghe thấy rất nhiều và ranh giới giữa chúng cũng rất không rõ ràng và mơ hồ: “Trốn thuế; Tránh thuế và Lập kế hoạch thuế”. Chính việc vận dụng không tốt các công cụ, chiến lược có thể vô tình biến chúng ta mặc dù không có hành vi, ý định vi phạm pháp luật nhưng lại thành ra có tội. Vậy chúng ta hãy thử tìm hiểu chính xác về ba thuật ngữ này:
1.Trốn thuế
Trốn thuế là một việc mà thực hiện những phương pháp mà pháp luật không cho phép nhằm làm giảm số tiền thuế phải nộp.
Có hai động thái chính cho hành động này:
+ Giấu đi những thông tin mà đáng lẽ ra phải cung cấp cho các cơ quan Nhà nước. Ví dụ như: bán hàng không xuất hoá đơn. Hành động này nhằm làm giảm doanh thu để giảm ít số thuế phải nộp xuống.
+ Tạo ra những thông tin ảo, không có thật. Ví dụ như: Mua hoá đơn đầu vào để tăng chi phí được khấu trừ. Hay tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT đối với những hàng nhập khẩu.
Và hiển nhiên việc trốn thuế là phi pháp và có thể bị kết án vi phạm pháp luật.
2.Tránh thuế
Tránh thuế- khái niệm này khó định nghĩa hơn. Xét về một khía cạnh nào đó thì trành thuế là việc sử dụng những phương thức có trong khuôn khổ cho phép của pháp luật nhằm làm giảm thiểu chi phí thuế cho doanh nghiệp. Ví dụ như việc vận dụng các chính sách ưu đãi thuế hay áp dụng những khoảng trống mà pháp luật chưa quy định để thực hiện các giao dịch. Điều này hết sức thận trọng vì sai một ly đi một dặm, có thể từ việc tránh thuế sang trốn thuế sai pháp luật.
3.Lập kế hoạch thuế
Đây là một việc có ý nghĩa vô cùng lớn lao và mang tầm chiến lược đối với doanh nghiệp. Lập kế hoạch thuế là việc tối ưu hoá thuế phải nộp nằm trong khuôn khổ pháp luật. Đây là việc nhằm tối ưu hoá chứ không phải giảm thiểu thuế. Giảm thiểu đó là hành động giúp việc giảm số thuế phải nộp nhưng hệ luỵ có thể làm tăng chi phí hoặc giảm thu nhập. Còn việc tối ưu hoá thuế có nghĩa là làm thế nào để mức độ giảm thuế là tương đối với việc tăng chi phí hay giảm thu nhập của doanh nghiệp.
Hay nói cách khác, chúng ta có thể hoàn toàn chấp nhận tăng mức thuế phải nộp nếu như tốc độ tăng của thuế thấp hơn của thu nhập. Để có thể làm được điều này đòi hỏi người lập kế hoạch thuế phải có một cái nhìn bao quát, một bức tranh tổng quát nhất trong mối quan hệ tương tác giữa kinh doanh và thuế có tác động tới túi tiền của doanh nghiệp.
Bản chất thực của việc lập kế hoạch thuế là quá trình tìm kiếm ra các giải pháp về thuế khác nhau để xác định được khi nào; như thế nào và có nên thực hiện hay không một số giao dịch để tối ưu hoá số thuế phải nộp của doanh nghiệp.
Các chiến lược thuế được dựa trên cơ sở vận dụng như sau:
+ Giá trị thời gian của tiền là việc đóng thuế sớm hay muộn;
+ Chênh lệch giá trị tính thuế là thu nhập chịu thuế nhiều hay ít;
+ Chênh lệch thuế suất do các yếu tố thuế suất mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau hay thuế suất của các nước khác nhau.
Các phương thức được vận dụng trong lập kế hoạch thuế bao gồm:
+ Tạo mới: Đây là việc vận dụng những ưu đãi hay lợi ích về thuế từ việc tạo ra các công ty con, chi nhánh. Ví dụ như thành lập mới tại địa bàn về mức thuế suất thấp;
+ Chuyển đổi: Là việc thay đổi cơ chế hoạt động, bản chất giao dịch để thu nhập và tài sản được tạo ra chịu mức thuế suất thấp hơn việc nếu không thực hiện chuyển đổi.
+ Thời gian: Đây là việc dịch chuyển giá trị chịu thuế sang kỳ tính thuế có lợi hơn;
+ Chia tách: Đây là việc chia các giá trị chịu thuế cho hai hoặc nhiều đối tượng chịu thuế khác nhau để giảm tổng thuế phải nộp của tất cả những đối tượng chịu thuế trong doanh nghiệp.
Tối ưu hoá số thuế phải nộp là điều rất có lợi cho doanh nghiệp và ai cũng mong muốn để đạt hiệu quả trong quản lý. Hy vọng bài viết trên đem lại cho bạn đọc những bí kíp giúp ích cho công việc kế toán thực tế của mình.
Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!
Huyen Babi
>>> Địa chỉ học kế toán tại Hoàng Mai
>>> Trung tâm kế toán ở Cầu Giấy
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Những điều bạn phải biết về tài khoản kế toán (03/12)
- Tất tần tật những việc kế toán phải làm trong khoảng thời gian từ T12/2016 đến T3/2017. (02/12)
- Lập dự toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp ( phần 1 ) (02/12)
- Phân tích chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp (02/12)
- Những công việc kế toán cần làm với doanh nghiệp mới thành lập (01/12)
- 12 nguyên tắc kế toán và khái niệm chung được thừa nhận (01/12)
- Hạch toán kế toán là gì? Đặc điểm của hạch toán kế toán (01/12)
- Hiệu quả sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp (30/11)
- Mẫu tình hình kế toán bán hàng tại một doanh nghiệp cụ thể (30/11)
- Các loại thuế chính trong doanh nghiệp Việt Nam (30/11)