Tin mới
Hạch toán chi phí quảng cáo từ các nhà mạng Google hay Facebook hiện nay là một khoản chi phí thường xuyên tại nhiều...
Hóa đơn do Cục thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho các tổ chức, doanh...
Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu là tài liệu quan trọng khi làm tờ khai hải quan. Doanh nghiệp cần nắm vững các mã loại...
Ngày 30/11 vừa qua, tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc tiếp tục giảm...
Những trường hợp nào được phép tạm hoãn hợp đồng lao động? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn về các trường hợp này...
Chủ đề tìm nhiều
Người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản như thế nào?
Mang thai hộ đã không còn là vấn đề bị xã hội lên án bởi nay đã được pháp luật cho phép vì mang tính chất nhân đạo. Chế độ thai sản dành cho người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ như thế nào?Hôm nay, Kế toán Đức Minh sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này nhé!
1. Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản
Người mang thai hộ hoặc người nhờ mang thai hộ sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
2. Chế độ được hưởng thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ.
a. Khi mang thai hộ
Khi lao động nữ đang mang thai được nghỉ việc để khám thai 5 lần, mỗi lần khám được nghỉ 01 ngày.
+ Nếu cơ sở khám chữa bệnh ở xa hoặc người mang thai có phát hiện bệnh lý hoặc thai kỳ không bình thường thì sẽ được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần đi khám thai.
+Thời gian nghỉ việc để khám thai nhi khi được hưởng chế độ thai sản này tính theo ngày làm việc, không kể ngày lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần của doanh nghiệp.
b. Trường hợp nạo hút thai, sẩy thai, thai chết lưu hoặc phải phá thai do bệnh lý.
Quy định về thời gian nghỉ tối đa đối với người mang thai như sau:
+ Nghỉ 10 ngày với trường hợp thai nhi dưới 5 tuần.
+ Nghỉ 20 ngày trong trường hợp thai nhi từ 5 tuần đến dưới 13 tuần.
+ Nghỉ 40 ngày nếu trường hợp thai nhi từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần.
+ Nghỉ 50 ngày nếu thai nhi từ 25 tuần tuổi trở lên.
Lưu ý: Số ngày nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần.
c. Khi sinh con thì được hưởng gì?
+ Mức trợ cấp một lần cho mỗi đứa con bằng hai lần mức lương cơ sở tại tháng mà lao động nữ mang thai hộ đó sinh con. Từ 1/5/2016 tì thao quy định mức lương cơ sở là 1.210.000đ)
+ Thời gian sản phụ mang thai hộ được nghỉ việc cho đến khi giao đứa con cho người nhờ mang thai hộ không vượt quá 6 tháng theo quy định.
+ Nếu thời gian nghỉ việc này chưa đủ 60 ngày thì lao động mang thai hộ sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đầy đủ cho đến khi đủ 60 ngày tính cả sô sngayf nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần.
Lưu ý: Thời điểm mà giao đứa bé cho người nhờ mang thai được tính là thời điểm ghi trong văn bản xác nhận thời điểm trao đứa bé giữa hai bên mang thai hộ và nhờ mang thai hộ.
- Với trường hợp nếu sau khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đi làm lại mà trong vòng 30 ngày đầu làm việc, sức khoẻ của lao động nữ chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức để phục hồi sức khoẻ theo quy định như sau:
+ Nghỉ tối đa 10 ngày với lao động sinh từ hai đứa con trở lên một lần.
+ Nghỉ tối đa 7 ngày với lao động sinh phải phẫu thuật.
+ Nghỉ tối đa 5 ngày với trường hợp khác.
d. Trường hợp chồng của người mang thai hộ đang đóng BHXH được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản.
+ Nghỉ 5 ngày làm việc.
+ Nghỉ 7 ngày làm việc khi vợ sinh phải phẫu thuật hoặc sinh thiếu tuần, sinh con dưới 32 tuần.
+ Trường hợp vợ sinh đôi được nghỉ 10 ngày làm việc, sinh ba trở lên thì thêm mỗi con nghỉ 3 ngày làm việc.
+ Trường hợp vợ sinh đôi phải phẫu thuật được nghỉ 14 ngày làm việc.
3. Các chế độ thai sản mà người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng.
+ Mức trợ cấp cho mỗi đứa con một lần sinh bằng 2 lần mức lương cơ sở tính tại tháng mà lao động nữ mang thai hộ sinh con nếu lao động mang thai hộ không đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản.
+ Người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ hưởng chế độ thai sản kể từ thời điểm nhận con đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Với trường hợp sinh đôi trở lên thì cứ mỗi đứa con, tính từ đứa con thứ hai trở đi, người mẹ nhờ mang thai hộ sẽ được nghỉ thêm 1 tháng. Trường hợp nếu người mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài tiền tiền lương được hưởng vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định bình thường.
+ Trường hợp người mang thai hộ tử vong hoặc không đủ sức khoẻ chăm sóc con và có sự xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì khi đứa con chưa đủ 6 tháng tuổi, người chông của người nhờ mang thai hộ hay người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản về thời gian nghỉ việc cũng như mức hưởng đối với thời gian còn lại của người nhờ mang thai hộ.
+ Chế độ thai sản của người nhờ mang thai hộ được tính dựa trên mức cơ sở bình quân tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước nghỉ việc chế độ thai snar của nguwoif mẹ nhờ mang thai hộ.
4. Thủ tục để hưởng chế độ thai sản.
a. Với TH khi khám thai, nạo hút, sảy thai, thai chết lưu hay phải phá thai do bệnh.
Hồ sơ để được hưởng chế độ thai sản với lao động mang thai hộ khi đi khám thai, nạo hút thai, sảy thai hay thai chết lưu, phá thai do bệnh lý bao gồm những giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận nghỉ việc để hưởng chế độ BHXH với trường hợp điều trị ngoại trú. Bản sao hoặc bản chính giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
Danh sách những người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập ra.
b. Với trường hợp lao động mang thai hộ khi sinh con.
- Hồ sơ đầy đủ để lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con bao gồm:
- Bản sao giấy thoả thuận về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo đúng quy định tại điều 96, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Văn bản, biên bản xác nhận thời điểm trao đứa bé của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ.
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của đứa con.
- Danh sách những người hưởng chế dộ thai sản được lập bởi người sử dụng lao động.
- Trong trường hợp con chết mà thời gian được hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì cần có thêm bản sao giấy chứng tử của đứa con.
- Nếu trường hợp đứa bé tử vong sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì dùng hồ sơ bệnh án hay giấy ra viện của người mẹ.
- Với trường hợp sau khi sinh mà người mẹ mang thai hộ tử vong thì cần có thêm bản sao giấy chứng tử của người mẹ mang thai hộ.
- Đối với người mang thai hộ nếu khi mang thai cần phải nghỉ việc dưỡng thai theo đúng như chỉ định của cơ quan khám chữa bệnh có thẩm quyền thì yêu cầu phải có thêm giấy chứng nhận của cơ quan khám chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận.
c. Người nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ gì?
- Hồ sơ để được hưởng chế độ thai sản với người mẹ nhờ mang thai hộ bao gồm các giấy tờ sau:
- Bản sao của bản thoả thuận về việc mang thai hộ theo mục đích nhân đạo theo quy định tại điều 96 của luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Biên bản, văn bản xác nhận về thời điểm trao đứa con của hai bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai.
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của đứa con.
- Danh sách những người lao động được hưởng chế độ thai sản được lập bởi bên sử dụng lao động.
- Với trường hợp mà người nhờ mang thai hộ chết thì cần thêm bản sao giấy chứng tử.
- Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ không có đủ sức để nuôi, chăm sóc đứa con thì cần giấy chứng nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.
- Nếu đứa con sinh ra chưa đủ 6 tháng tuổi àm bị tử vong thì hồ sơ cần có giấy chứng tử của đứa bé.
d. Quy định về nơi nộp hồ sơ và thời gian.
- Trường hợp nếu người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao đồng và làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh, thời điểm nhận đứa con thì sẽ nộp hồ sơ và xuất trình đầy đủ sổ BHXK cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
- Trong thời gian 10 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ của nguwofi lao động thì bên sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định và nộp cho cơ quan bảo hiểm.
- Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động và không vượt quá 45 ngày từ ngày trở lại làm việc.
Bài viết trên chia sẻ những điều mà người lao động cần chú ý để được hưởng đúng và đủ ưu đãi từ chế độ thai sản khi mang thai hộ hay nhờ mang thai hộ. Kế toán thực tế cũng như những người lao động cũng nên biết để được hưởng đủ chế độ nhé!
Hy vọng bài viết trên mang lại những điều chú ý quan trọng khi cần thiết.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết
>>> Quy định mới về chế độ thai sản bắt đầu có hiệu lực từ năm 2016
>>> Những điều cần biết về hồ sơ và quy trình hưởng chế độ thai sản 2016
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Kỳ kế toán và những điều cần biết. (10/10)
- Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất (10/10)
- Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất (10/10)
- Hướng dẫn về phiếu xuất kho chuẩn theo quy định mới nhất (08/10)
- Cách viết phiếu thu chuẩn không cần chỉnh (08/10)
- Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán (07/10)
- Kế toán chiết khấu thương mại (07/10)
- Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại (06/10)
- Khái quát làm kế toán doanh nghiệp thương mại dịch vụ trong doanh nghiệp (04/10)
- Phần mềm kế toán thương mại - Phần mềm Misa SME.NET 2015 - 2017 (03/10)