Tin mới

Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...
TẠI SAO NÊN LẤY VỢ KẾ TOÁN
Có nên lấy vợ kế toán hay không? Tại sao nên lấy vợ kế toán? Cùng Kế toán Đức Minh giải đáp rõ hơn qua bài viết sau đây...
Kế toán cần lưu ý những bộ chứng từ kế toán gì đối với từng nghiệp vụ - Kế toán Đức Minh.
Đối với từng nghiệp vụ kế toán sẽ cần những chứng từ riêng biệt. Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu chi tiết hơn về những...
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế được dùng để làm gì? Kế toán Đức Minh.
Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế là một công cụ quan trọng trong quá trình quản lý kế toán thuế của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Định khoản Nợ 155/ có 154 hay Nợ 632/ có 154?

25/04/2016 01:13

Trong quá trình làm BCTC tại doanh nghiệp, rất nhiều bạn bị nhầm lẫn khi hạch toán hai bút toán N155/C154 và N632/C154 đồng thời không biết lấy số liệu ở đâu để hạch toán, các bạn cứ kết chuyển hết từ 154 sang 155 hoặc 154 sang 632 dẫn đến chi phí bị đội lên không tương ứng với doanh thu, trong phạm vi bài này Kế toán Đức Minh xin nói ngắn gọn để các bạn xác định đúng khi hạch toán.

Định khoản Nợ 155/ có 154  hay Nợ 632/ có 154?

 

Đầu tiên là các bạn phân biệt được khi tập hợp chi phí theo QĐ 48 hay QĐ 15 ( nay là TT200) khác nhau ở những tài khoản nào:

 

1/ Đối với Cty áp dụng chế độ Kế toán theo QĐ 48.

          Không sử dụng các tài khoản 621,622,623 và 627 để tập hợp chi phí, các chi phí trên được hạch toán vào tài khoản 154, như vậy thì sẽ khó theo dõi chi tiết các loại chi phí như vật tư, nhân công, máy thi công và chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng cụ thể. Để theo dõi được chi tiết các chi phí nói trên các bạn hoàn toàn có thể mở tài khoản cấp 2 của tài khoản 154 như sau:

  • Tài khoản 1541 tương ứng với tài khoản 621
  • Tài khoản 1542 tương ứng với tài khoản 622
  • Tài khoản 1543 tương ứng với tài khoản 623
  • Tài khoản 1547 tương ứng với tài khoản 627
  • Tài khoản 1548 để tập hợp các chi phí mà liên quan đến nhiều công trình, đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế khác nhau… như chi phí khấu hao TSCĐ, phân bổ công cụ, sau đó phân bổ cho các đối tượng nói trên.

Ví dụ: Cty bạn có vài xe tải chở vật tư cho các công trình xây dựng, mỗi công trình có thời gian thi công khác nhau và ở những nơi khác nhau, hoặc một máy cẩu cũng sử dụng cho nhiều công trình như trên thì chi phí khấu hao TSCĐ các bạn tập hợp vào 1548 sau đó phân bổ cho từng công trình.

2/ Đối với Cty áp dụng chế độ Kế toán theo QĐ 15 ( nay theo TT 200)

  • Sử dụng tài khoản 621, 622,623 và 627 để tập hợp các chi phí liên quan vào từng tài khoản nói trên. Cuối kỳ các TK nói trên được kết chuyển sang TK 154.

 

Vậy khi nào hạch toán nợ 155/ có 154 và khi nào nợ 632/ có 154 cho cả hai trường hợp: CTY áp dụng QĐ 48 hoặc áp dụng TT200.

 

A/ TRƯỜNG HỢP 1: NỢ 155/ CÓ 154

Tài khoản 155 ( thành phẩm), tài khoản này sử dụng khi cty các bạn sản xuất ra thành phẩm như bàn ghế, xi măng, sữa hộp, ô tô, xe máy…mà sản phẩm có định lượng cụ thể, tức là CÂN, ĐONG, ĐO, ĐẾM được đồng thời cần phải bảo quản, cất trữ để tránh mất mát hư hỏng, hoặc các sản phẩm tương tự nhưng sản xuất xong giao ngay cho khách hàng, hoặc sản phẩm sản xuất ra chưa tiêu thụ ngay mà phải nhập kho ( kho ở đây không có nghĩa là phải cho vào một cái kho, hay cái nhà khóa lại mới hiểu là kho, kho ở đây có thể là bến bãi, ví dụ: Cty sản xuất xe buýt, oto…thì kho ở đây là bãi để xe và được trông coi cẩn thận) thì những cty sản xuất sản phẩm như vậy sẽ hạch toán NỢ 155/ CÓ 154.

  • Căn cứ hạch toán: Các bạn phải căn cứ vào phiếu

Nhập kho thành phẩm đã hoàn thành, trong phiếu nhập kho thông thường sẽ có chỉ tiêu SỐ LƯỢNG và chỉ tiêu ĐƠN GIÁ ( giá thành định mức, hoặc giá thành kế hoạch)

          Ví dụ: Cty bạn trong quý I tập hợp chi phí trên tài khoản 154 là 100tr, cuối quý I theo phiếu nhập kho hoàn thành 50 thành phẩm, giá trị nhập kho là 700k/thành phẩm , như vậy tổng giá trị nhập kho là 35tr. Như vậy các bạn hạch toán: NỢ 155/ CÓ 154=35tr, giá trị dở dang sẽ là 100-35=65 và là số dư của TK 154.

 

B/ TRƯỜNG HỢP 2: NỢ 632/ CÓ 154

Trường hợp này sử dụng khi sản phẩm của Cty các bạn là cung cấp DỊCH VỤ như các cty du lịch, viễn thông, tư vấn… đặc thù sản phẩm là không nhìn thấy được, không cân đong đo đếm được, chính vì vậy không nhập kho một TUOR du lịch, và cũng không thể nhập kho được cước internet…đặc thù của các cty chuyên cung cấp dịch vụ thì sản phẩm của nó là chất lượng dịch vụ.

Hoặc cty các bạn là cty chuyên về XÂY DỰNG thì  không thể nhập kho vài km đường quốc lộ, cầu cống, nhà cửa cao tầng, hoặc thi công chưa xong nhưng đã phải ghi nhận DOANH THU và phải có CHI PHÍ tương ứng.

Do đó, hai loại công ty này thì sử dụng tài khoản 632 mà không sử dụng TK155 và hạch toán N632/C154

-Căn cứ hạch toán:

+ Đối với Cty cung cấp dịch vụ: Khi hoàn thành dịch vụ và ghi nhận doanh thu thì các bạn kết chuyển chi phí của từng loại dịch vụ đã hoàn thành sang TK 632 như sau: N632/C154 ( cho các dịch vụ hoàn thành và đã ghi nhận Doanh thu.

+ Đối với Cty xây dựng: Khi có biên bản nghiệm thu giai đoạn công trình hoặc nghiệm thu hạng mục công trình và đã ghi nhận DOANH THU, căn cứ vào biên bản các bạn xác định giá trị và kết chuyển chi phí tập hợp được cho giai đoạn hoặc hạng mục công trình sang TK 632. ( N632/C154 cho phần giá trị đã nghiệm thu và ghi nhận doanh thu).

 

Trên đây là cách xác định khái quát nhất về 2 cách kết chuyển trên, phụ thuộc vào tình hình thực tế của từng doanh nghiệp cụ thể. Nếu bạn đã là một kế toán viên, đi làm rồi mà vẫn chưa rõ về những định khoản kiểu này thì đó là một vấn đề khá nghiêm trọng. Các bạn nên đăng ký một khóa học kế toán thực tế tổng hợp - thực hành trên chứng từ của tất cả các loại hình doanh nghiệp để bổ sung thêm những kiến thức cơ bản kiểu này. Nâng cao trình độ và cơ hội có được mức lương cao hơn, thành công hơn, được tôn trọng hơn trong công việc và cuộc sống.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN