Tin mới

Cảnh báo hành vi lợi dụng thông tin cá nhân kê khống chi phí lương
Ngày 19/4/2024, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai đã ban hành Công văn 2710/CTDON-TTHT cảnh báo hành vi lợi dụng thông tin cá nhân...
Chữ ký số là gì? Hướng dẫn ký hợp đồng bằng chữ ký số
Bước cuối cùng của giao kết hợp đồng điện tử là ký hợp đồng. Tuy nhiên, tùy vào thỏa thuận sử dụng loại chữ ký nào mà...
Có được hoàn trả chi phí khám bệnh khi khám dịch vụ do quên mang thẻ BHYT? Kế toán Đức Minh.
Có được hoàn trả chi phí khám bệnh khi khám dịch vụ do quên mang thẻ BHYT? Để có thể tìm hiểu cụ thể về việc là có được...
Đang chữa bệnh mà thẻ bảo hiểm y tế hết hạn có được hưởng BHYT? Kế toán Đức Minh.
Khi đang trong quá trình chữa bệnh mà thẻ bảo hiểm y tế của bạn hết hạn, có thể bạn sẽ tự đặt ra câu hỏi liệu bạn có...
Mất tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội có được phép xin cấp lại hay không? Kế toán Đức Minh.
Nếu như trường hợp không may làm mất bìa sổ Bảo hiểm xã hội thì có được phép xin cấp lại hay không? Cùng Kế toán Đức...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Cách phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu khi làm kế toán tiền lương 2015

26/05/2015 05:33

Sau đây Kế toán Đức Minh sẽ chia sẻ cách phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu khi làm kế toán tiền lương:

Cách phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu khi làm kế toán tiền lương 2015

Nhiều bạn kế toán vẫn chưa phân biệt rõ ràng giữa mức lương cơ bản  và mức lương tối thiểu khi làm kế toán tiền lương, dẫn tới cách tính bảo hiểm sai sót và hạch toán sai các nghiệp vụ tại công ty. Sau đây Kế toán Đức Minh sẽ chia sẻ cách phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu khi làm kế toán tiền lương:

Ø  Lương tối thiểu là một mức lương thấp nhất theo quy định của Luật lao động do Quốc hội Việt Nam ban hành. Đó là số tiền trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong xã hội với điều kiện làm việc và cường độ lao động bình thường, lao động chưa qua đào tạo nghề. Số tiền đó đủ để người lao động tái sản xuất giản đơn sức lao động, đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con. Mức lương tối thiểu này được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Từ ngày 1 tháng 7 năm 2013, mức lương tối thiểu là 1.150.000 đồng/tháng

Ø  Đặc trưng của lương tối thiểu

- Lao động thuộc diện hưởng lương tối thiểu là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo nghề;
- Công việc được thực hiện trong điều kiện lao động bình thường, không có các yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động;
- Cường độ làm việc ở mức trung bình, không có yếu tố căng thẳng về thần kinh và cơ bắp;
- Rổ hàng hóa được sử dụng làm căn cứ xác định lương tối thiểu được tính ở vùng có mức giá trung bình;
- Nhu cầu của người lao động ở mức tối thiểu

Ø  Lương tối thiểu = lương cơ bản trong cơ quan Hành chính sự nghiệp (áp dụng cho các đơn vị hưởng lương từ Ngân sách nhà nước)

Các đơn vị Hành chính sự nghiệp tính bảo hiểm và lương dựa theo:
=  mức lương tối thiểu x Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh x 8%  (Quy định tại Nghị định 17/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 4 năm 2015, chế độ được tính hưởng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.)

Đối với các đơn vị hoạt động Theo Luật doanh nghiệp thì sẽ tính bảo hiểm, tính lương dựa theo mức lương tối thiểu vùng:

Ngày 11/11/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2014/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng mới đối với NLĐ làm việc ở DN, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có thuê mướn lao động. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1/1/2015 tới đây như sau:

+        Vùng I: 3.100.000 đồng/tháng;
+        Vùng II: 2.750.000 đồng/tháng;
+        Vùng III: 2.400.000 đồng/tháng;
+        Vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng.

 Ø  Mức lương tối thiểu vùng là cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương , bảo đảm mức tiền lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời gian làm việc trong tháng và hoàn thành định mức lao động  hoặc công việc đã thỏa thuận. Và tiền lương thực tế không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Ø  Trong các doanh nghiệp thực tế thì lương cơ bản là lương để đóng bảo hiểm, ko bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.
Ø  Lương cơ bản ko được thấp hơn lương tối thiểu vùng và đối với lao động đã qua học nghề thì phải cộng 7% lương tối thiểu.

VD: Lao động A làm việc tại Vùng I và đóng bảo hiểm tại doanh nghiệp X
=> mức lương tối thiểu để đóng bảo hiểm (lương cơ bản) của lao động A:
= 3.100.000 + 7% x 3.100.000= 3.317.000

Tìm hiểu thêm: Phân biệt chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán và chiết khấu thanh toán

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN