Tin mới
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng được yêu cầu phổ biến nhất trong các tin tuyển dụng. Cải thiện và thể hiện...
Khi lập BCTC riêng, các khoản đầu tư vào Công ty con được ghi nhận theo phương pháp vốn gốc, còn khi hợp nhất, nó được...
Cùng tìm hiểu các trường hợp vay vốn ngân hàng không phải giao dịch liên kết ở bài viết sau. Hiện nay, điểm d khoản 2...
Thời gian gần đây có thông tin về việc hóa đơn xăng dầu phải ghi biển số xe. Vậy theo quy định, hóa đơn xăng dầu có bắt...
Chủ đề tìm nhiều
“Sống sót” hậu tốt nghiệp với 5 mẹo kế hoạch chi tiêu sau
Sau khi tốt nghiệp bạn cảm thấy hoang mang vì vừa thất nghiệp vừa tài chính không có. Hãy tích luỹ ngay cho mình những mẹo về kế hoạch chi tiêu sau khi tốt nghiệp sau đây mà Kế toán Đức Minh đưa ra nhé!

Sau khi rời khỏi mái trường đại học, bước ra khỏi thế giới bên ngoài sẽ không còn màu hồng như chúng ta vẫn thấy. Thực tại xô bồ, bon chen và gay gắt, bạn phải tự mình kiếm sống, va chạm với xã hội. Bạn phải tự lập và kiếm sống và chịu trách nhiệm với mọi việc của bản thân và hiểu ý nghĩa giá trị của đồng tiền mình kiếm ra. Để có thể sẵn sàng và chuẩn bị tốt cho mình hãy lên kế hoạch chi tiêu hợp lý để có thể “sống sót” khi những năm đầu sau tốt nghiệp vẫn chưa tìm được công việc.
Dưới đây là một số bí kíp nhỏ cầm tay để giúp kế hoạch chi tiêu tài chính của bạn được hoàn hảo hơn!
1.Xác định được mục tiêu tài chính cụ thể, rõ ràng.
Lên kế hoạch chi tiêu một cách rõ ràng sẽ giúp bạn kiểm soát được tài chính một cách dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn nên chia mục tiêu tài chính của mình theo 3 khung thời gian cụ thể: mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Việc đưa ra những mục tiêu cụ thể ở từng giai đoạn cụ thể sẽ giúp bạn nắm bắt được, lên kế hoạch chi tiêu cho bản thân dễ dàng hơn.
2.Lên ngân sách thật chi tiết.
Khi bạn kiếm ra tiền, bạn sẽ thấy có rất nhiều thứ phải tiêu đến nó. Lúc đó bạn có thể bị quyến rũ bởi nhiều thứ, nó xa với cuộc sống sinh viên của bạn trước kia. Đôi lúc việc dễ dãi với bản thân, nuông chiều bản thân giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi. Nhưng bạn cũng nên biết cách điều chế, giới hạn với khahr năng tài chính của mình. Việc lên ngân sách chi tiết cho những việc mình làm sẽ hữu ích trong việc bạn làm chủ tài chính của mình.
Nhà giáo dục tài chính Rachel Cruze và đồng tác giả của cuốn sách “Smart money, smart kids” đã nói với độc giả của mình rằng “hãy chú ý đến tiền bạc”, cô giải thích rằng bạn nên lập ngân sách chi tiêu để có thể biết chính xác những đồng tiền mình vất vả kiếm được đã đi đâu hơn là tự hỏi tất cả số tiền đó đã biến đâu mất.
3. Kế hoạch chi tiêu trong khả năng tài chính của mình.
Bạn phải chi trả cho rất nhiều các loại chi phí khác nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên việc đề ra kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lý với khả năng tài chính của mình là điều bạn cần đề ra. Nếu bạn còn trẻ và mới tốt nghiệp, bạn có thể không thể mua được những thứ đắt tiền. Bởi bạn cần phải căn ke mọi khoản chi tiêu với đồng lương của mình!
Hãy nên nhớ rằng luôn sống và chi tiêu bằng chính tiền của mình và phải học cách kiểm soát được khả năng tài chính của mình nhé!
Kế hoạch chi tiêu trong khả năng tài chính của minh
4. Hãy tự động hoá việc tiết kiệm của mình.
Việc tự động hoá tiết kiệm sẽ giúp bạn cân đối và kiểm soát được khả năng tài chính của mình tốt hơn. Nó sẽ tạo cho bạn một nguồn ngân sách riêng và có thể tiết kiệm cho sau này. Nhờ vào công nghệ, thật dễ dàng để tự động hóa mọi thứ trong cuộc sống – pha cafe, gửi mail, tiết kiệm tiền. Hầu hết các ngân hàng ngày nay cho bạn sự lựa chọn để đăng ký tài khoảng online và lên lịch gửi tiền hàng tháng vào tài khoản tiết kiệm. Bạn có thể lên lịch chuyển tiền hằng tháng hoặc thậm chí 2 tuần 1 tháng.
Đây sẽ là một cách dễ dàng và thuận tiện để tiết kiệm cho những nền tảng tiếp theo. Cùng một thời điểm, nó giúp cho bạn đánh dấu mục tiêu tiết kiệm và đảm bảo rằng bạn đã gửi tiết kiệm hằng tháng thay vì chi hết số tiền đó.
5.Kế hoạch nghỉ hưu
Nghe kế hoạch nghỉ hưu có vẻ hơi xa vời với bạn vì bạn chỉ là sinh viên mới ra trường, là một người mới bước chân vào đời, đang trên hành trình gây dựng sự nghiệp. Vậy có phải là quá sớm hay không?Mặc dù đối với sinh viên mới tốt nghiệp như bạn, không bao giờ là quá sớm để bắt đầu tiết kiệm cho việc nghỉ hưu. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn muốn nghỉ hưu sớm.
Nếu bạn muốn nắm được tài chính tương lai của mình, lên kế hoạch nghỉ hưu thật cẩn thận và bắt đầu tiết kiệm ngay từ bây giờ. Trong khi điều dễ hiểu là bạn có nhiều thứ cần thiết vào lúc này, bạn có thể bắt đầu từ khoảng lương hưu nhỏ. Khi lương hàng tháng của bạn tăng lên, thế là lương hưu bạn tiết kiệm cũng tăng theo.
Để tìm ra vấn đề tài chính cá nhân, điều tốt nhất đó là nói chuyện với các chuyên gia giúp bạn lên kế hoạch lương hưu trong khi hướng dẫn bạn quản lí tài chính hiện tại. Một chuyên gia tài chính sẽ không chỉ giúp bạn thiết lập quỹ lương hưu mà còn cho bạn lời khuyên để đảm bảo tài chính của bạn và gia đình bạn.
Mặc dù những bí kíp này giúp bạn có hướng đi đúng đắn, bạn cũng cần nhiều thông tin về việc làm thể nào để quản lí tài chính khi là một nhân viên trẻ tuổi. Điều này sẽ giúp bạn làm nghiên cứu, đọc sách và trao đổi với các chuyên gia. Hỏi những câu hỏi về việc làm thế nào bạn có thể quản lí tài chính và quan trọng hơn là, đảm bảo rằng bạn biết được câu trả lời.
Bạn nên đảm bảo tương lại tài chính của mình ngay từ lúc này. Càng nâng cao khả năng quản lí tài chính thì bản thân bạn cũng trở nên tốt hơn.
Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!
-Huyen Babi-
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết
>>> Thủ thuật biến hồ sơ của bạn phù hợp với bất kỳ công việc nào
>>> Viết ngay những điều này vào CV nếu bạn chưa có kinh nghiệm
>>> 4 lý do nghỉ việc khó đỡ khi phỏng vấn- Kế toán Đức Minh
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp (26/11)
- Kế toán giá vốn hàng bán (25/11)
- Phương pháp kế toán quản trị (25/11)
- Mục tiêu và nhiệm vụ vủa kế toán quản trị (23/11)
- Kế toán quản trị là gì? Nội dung cơ bản của kế toán quản trị doanh nghiệp (23/11)
- Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính (22/11)
- Những nguyên tắc cơ bản của kiểm toán báo cáo tài chính (21/11)
- Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính (19/11)
- Bố cục chuẩn cho bài khoá luận kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh (19/11)
- Lời mở đầu báo cáo thực tập chủ đề về tỷ giá hối đoái (18/11)