Tin mới
Trong năm 2023, lương công chức sẽ có nhiều chuyển biến tốt hơn so với năm 2022 này. Dưới đây là bảng lương công chức...
Năm 2023 những trường hợp nào được miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân? Cùng Kế toán Đức Minh cập nhật rõ hơn qua bài viết...
Công việc nhân sự, kế toán cần làm 6/2023? Cùng Đức Minh tìm hiểu dưới bài viết sau:
Hàng tháng hoặc hàng quý doanh nghiệp đều phải kê khai thuế với cơ quan quản lý doanh nghiệp. Bài viết say đây Kế toán...
Đối với doanh nghiệp, công ty sau khi thành lập thì cần nộp những loại thuế gì? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn...
Chủ đề tìm nhiều
Mục tiêu và nhiệm vụ vủa kế toán quản trị
- Kế toán quản trị là loại kế toán dành riêng cho các nhà quản lý, trợ giúp cho việc ra quyết định theo các tình huống cụ thể của các nhà quản lý. Các quyết định của nhà quản lý đưa ra hầu hết đều liên quan đến vấn đề chi phí ( tiêu dùng nguồn lực) và ( lợi ích ) giá trị thu được do các chi phí tạo ra. Vì vậy, mục tiêu của kế toán quản trị tập trung vào hai mục tiêu chủ yếu sau

1. Mục tiêu của kế toán quản trị
1.1. Mục tiêu liên kết giữa việc tiêu dùng các nguồn lực ( chi phí ) và nhu cầu tài trợ với các nguyên nhân của việc tiêu dùng các nguồn lực đó ( chi phí phát sinh ) để thực hiện các mục đích cụ thể của đơn vị
Mục tiêu liên kết giữa việc tiêu dùng các nguồn lực ( chi phí ) và nhu cầu tài trợ với các nguyên nhân của việc tiêu dùng các nguồn lực đó ( chi phí phát sinh ) để thực hiện các mục đích cụ thể của đơn vị
- Đối với kế toán quản trị, mô hình doanh nghiệp thể hiện dưới dạng gắn các mục đích mà doanh nghiệp theo đuổi với các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động với việc tiêu dùng các nguồn lực này ( thể hiện các chi phí )
- Mục đích mà doanh nghiệp theo đuổi có thể rất đa dạng như:
+ bán được một khối lượng sản phẩm nào đó
+ tôn trọng và thực hiện một thời hạn giao hàng cụ thể
+ khả năng giải quyết vấn đề nào đó tại hiện trường trong một khoảng thời gan nhất định..
>>> Nội dung cơ bản của kế toán quản trị
1.2. Mục tiêu tìm cách tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi phí với giá trị ( lợi ích ) mà chi phí đó tạo ra
Mục tiêu tìm cách tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi phí với giá trị ( lợi ích ) mà chi phí đó tạo ra
- Bất kể khi quyết định lựa chọn một phương án tối ưu của nhà quản trị, bao giờ cũng quan tâm đến hiệu quả kinh tế của phương án mang lại, vì vậy, kế toán quản trị phải tìm cách tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích của hương án lựa chọn. Tuy nhiên, không có nghĩa mục tiêu duy nhất là luôn hạ thấp chi phí.
>>> Kế toán chi phí trong doanh nghiệp
2. Nhiệm vụ của kế toán quản trị
- Ngoài những nhiệm vụ của kế toán nói chung là:
+ thu thập, xử lý, phân tích thông tin, số liệu
+ kiểm tra, giám sát tình hình tài chính, tài sản
+ cung cấp thông tin, tổ chức phân tích thông tin, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị
=> Nhiệm vụ của kế toán quản trị là:
2.1. Tính toán và đưa ra mô hình nhu cầu vốn cho một hoạt động hay quyết định cụ thể
Tính toán và đưa ra mô hình nhu cầu vốn cho một hoạt động hay quyết định cụ thể
- Để thực hiện mục tiêu này, cần huy động các nguồn lực vào đầu tư thiết bị, dự trữ hàng tồn kho, lao động ( nhân công )… nghĩa là doanh nghiệp phải đương đầu với một nhu cầu đầu tư về vốn cố định và vốn lưu động. Vì vậy, một trong các nhiệm vụ của kế toán quản trị là tính toán và đưa ra mô hình về nhu cầu vốn ( lưu động và cố định ) cho một loại sản phẩm, một thời gian giao hàng, một thời hạn giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.
2.2. Đo lường, tính toán chi phí cho một hoạt động, sản phẩm, hoặc một quyết định cụ thể
Đo lường, tính toán chi phí cho một hoạt động, sản phẩm, hoặc một quyết định cụ thể
- Việc sử dụng, tiêu dùng cấc nguồn lực tạo ra các chi phí của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán quản trị là tính toán, đo lường chi phí cho một loại sản phẩm, một thời hạn giao hàng, hay một thời hạn giải quyết một vấn đề nào đó..
- Trong thực tế, kế toán quản trị phải tính toán, đo lường giá phí, giá thành của từng loại hàng mua ( hàng tồn kho ), từng sản phẩm, lao vụ, dich vụ, từng loại tài sản cố định, cũng như xác định chi phí theo từng đia điểm phát sinh của chi phí ( để biết được chi phí – giá thành của từng đối tượng tính giá cụ thể là bao nhiêu ), nhằm tăng cường trách nhiệm vật chất của các bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp, tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp.
2.3. Tìm ra những giải pháp tác động lên đến các chi phí để tối ưu hóa mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
Tìm ra những giải pháp tác động lên đến các chi phí để tối ưu hóa mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
- Việc đo lường chi phí của một hoạt động theo một mục đích nào đó là kết quả cụ thể của một kế toán quản trị. Tuy nhiên, một nhiệm vụ quan trọng hơn của kế toán quản trị là phải giúp nhà quản lý có những giải pháp tác động lên các chi phí này, nghĩa là cần phải xác định nguyên nhân gây ra các chi phí để có thể can thiệp, tác động vào các nghiệp vụ, các hoạt động phát sinh các chi phí. Điều này cũng có nghĩa là cần phải:
+ Một mặt, phân tích các chi phí một cách cụ thể để hiểu các chi phí được hình thành như thế nào
+ Mặt khác, khuyến khích những người, những bộ phận có liên quan tác động tới các thành phần chi phí, làm việc phù hợp với chính sách và quy định của doanh nghiệp nhằm tiết kiệm và hạ thấp chi phí. Điều đó không có nghĩa mục tiêu duy nhất luôn là hạ thấp chi phí mà cần phải tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi phí và lượi ích ( giá trị ) mà nó tạo ra.
* Trọng tâm của kế toán quản trị là chi phí, do vậy, khi tổ chức kế toán quản trị chi phí cần chú ý:
- Nhận biết ( nắm bắt ) chi phí một cách đúng đắn nhất ( từng loại chi phí )
- Tính toán chi phí theo yêu cầu ra quyết định nhà quản lý
- Xem xết và phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận ( C – K – L )
- Để kế toán quản trị là công cụ hữu ích cho ng quản lý có thể noia rằng việc nắm bắt chi phí là cần thiết với cả ba giai đoạn của quá trình quản lý:
+ xác định mục tiêu
+ định hướng
+ đánh giá sau
- Đồng thời, kế toán quản trị giúp người ra quyết định:
+ xác định những vấn đề cần quyết định
+ định vị và đánh giá các giải pháp
+ chọn lựa những giải pháp phù hợp
Trên là những điều vô cùng chi tiết về “ Mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị”. Để biết thêm thật nhiều kiến thức liên quan đến kế toán quản trị nữa mời bạn tham khảo thêm tại website Kế toán Đức Minh
- Ngọc Anh -
>>> Kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập "Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh" (18/11)
- Doanh thu và chi phí hợp đồng xây dựng (17/11)
- Nội dung tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp (16/11)
- Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2016 (15/11)
- Các cách phận loại tiền lương và quy trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương (14/11)
- Cách tính lương, phụ cấp đối với công chức Nhà nước (14/11)
- Chức năng của tiền lương đối với người lao động và nhiệm vụ của kế toán tiền lương (12/11)
- Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp (11/11)
- Bạn thuộc kiểu sinh viên nào? Nếu là các kiểu này thất nghiệp chắc luôn (10/11)
- Một số lời mở đầu hay cho bài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành kế toán (10/11)