Tin mới

Bán nhà cho con rể, cha mẹ vợ có được miễn thuế phí?
Hiện nay, khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, hai bên sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải do cơ quan nào cấp? Kế toán Đức Minh.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cho người lao...
Doanh thu bán hàng online bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Việc mua bán thông qua các trang trực tuyến đã trở thành xu hướng, tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,...
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào là đúng? Kế toán Đức Minh.
Trường hợp nghỉ ốm và muốn xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định thì cần lưu ý gì ?...
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế - Kế toán Đức Minh.
Quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế thường được xác định bởi các chính sách và quy định của...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho sinh viên

Bài tập kế toán các khoản phải thu (có lời giải)

10/10/2016 10:59

Các khoản phải thu cũng là một phần tài sản của doanh nghiệp. Kế toán Đức Minh sẽ giới thiệu tới bạn đọc một số bài tập kế toán các khoản phải thu và có lời giải chi tiết.

Bài tập kế toán các khoản phải thu (có lời giải)

Bài 1: 
Công ty TNHH Bình Minh kê khai và nộp thuế  GTGT theo phương pháp khấu trừ , hàng tồn kho được đánh giá theo phương pháp kê khai thường xuyên, xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền thời điểm. Doanh nghiệp có các số liệu đầu kỳ được kế toán thực tế ghi chép lại sổ sách như sau:
Tài khoản 131: 120.000.000 đồng
+Tài khoản 131 Ngọc Hà (dư nợ): 160.000.000 đồng
+ Tài khoản 131 Mai Linh (dư có): 40.000.000 đồng.
Tài khoản 156 (36.000 sản phẩm) :720.000.000 đồng.
Tài khoản 157 (5.000 sản phẩm) : 100.000 đồng.
Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ như sau:
1.    Công ty Nhật Cường thông báo chấp nhận lô hàng 5.000 sản phẩm gửi đi từ kỳ trước, đơn giá bán hàng chưa thuế GTGT 10% là 30.000đ/sp. Khách hàng chưa thanh toán.
2.    Nhận được giấy báo Có của ngân hàng MB về số tiền của công ty Ngọc Hà trả nợ cho công ty 100.000.000 đồng.
3.    Công ty Nhật Cường trả lại 100 sản phẩm do sản phẩm kém chất lượng, công ty đã nhận và nhập kho thành phẩm.
4.    Xuất kho theo phương thức trả chậm cho công ty Minh Phương 20.000 sản phẩm, đơn giá bán trả ngay 31.680 đồng/sp, gồm 10% thuế GTGT. Giá bán hàng trả góp là 33.900đ/sp sẽ được công ty Minh Phương thanh toán 6 lần trong vòng 6 tháng kể từ ngày giao hàng. Công ty Minh Phương thanh toán lần thứ nhất cho công ty bằng chuyển khoản. 
5.    Xuất kho 10.000 sản phẩm bán cho công ty Mai Linh, đơn giá bán 30.000đ/sp. Thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán.
6.    Công ty Mai Linh đã chuyển khoản thanh toán hết nợ khi mua hàng sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 2% giá bán chưa thuế và khoản ứng trước tiền hàng cho công ty.
7.    Nhận tiền của công ty TNHH Cholimex ứng trước 15.000.000 đồng bằng tiền mặt và 25.000.000 đồng bằng chuyển khoản về việc mua sản phẩm của công ty. Và công ty đã nhận được giấy báo có của ngân hàng.
8.    Công ty Nhật Cường thông báo chuyển khoản thanh toán số tiền nợ cho công ty sau khi trừ đi khoản tiền liên quan đến số sản phẩm trả lại công ty. Công ty đã nhận giấy báo có của ngân hàng về khoản tiền mà công ty Nhật Cường thanh toán.
Yêu cầu: Kế toán định khoản các nghiệp vụ phát sinh trong tháng.
Bài giải:
1.    Ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ 632: 100.000.000 đồng
    Có 155: 100.000 đồng
Ghi nhận doanh thu bán hàng:
Nợ 131 Nhật Cường: 165.000.000
    Có 511: 150.000.000
    Có 3331: 15.000.000
2.    Khách hàng thanh toán nợ:
Nợ 112: 100.000.000
    Có 131 Ngọc Hà: 100.000.000
3.    Trị giá vốn hàng bán bị trả lại:
Nợ 155: 2.000.000
    Có 632: 2.000.000
100 sản phẩm x 20.000đ/sp = 2.000.000 đồng.
Ghi nhận trị giá hàng bán bị trả lại: 
Nợ 531: 3.000.000
Nợ 3331: 300.000
    Có 131 Nhật Cường: 3.300.000
4.    Ghi nhận giá vốn hàng bán
Nợ 632: 400.000.000
    Có 155: 400.000.000
Doanh thu bán hàng
Nợ 131 Minh Phương: 678.000.000
    Có 511: 576.000.000
    Có 3331: 57.600.000
    Có 3387: 44.400.000
Khách hàng thanh toán lần thứ nhất:
Nợ 112: 113.000.000
    Có 131 Minh Phương: 113.000.000
Số lãi trả chậm thu được:
Nợ 3387: 7.400.000
    Có 515: 7.400.000
5.    Ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ 632: 200.000.000
    Có 155: 200.000.000
Doanh thu bán hàng:
Nợ 131 Mai Linh: 330.000.000
    Có 511: 300.000.000
    Có 3331: 30.000.000
6.    Khách hàng thanh toán:
Nợ 112: 284.000.000
Nợ 635: 6.000.000
    Có 131 Mai Linh: 290.000.000
7.    Khách hàng ứng trước:
Nợ 111: 15.000.000
Nợ 112: 25.000.000
    Có 131 Cholimex: 40.000.000
8.    Khách hàng thanh toán nợ:
Nợ 112: 161.700.000
    Có 161.700.000
(Giải thích: 165.000.000 – 3.300.000= 161.700.000 đồng)

 

Bài 2: 


Công ty TNHH Thăng Long kê khai và nộp thuế theo pp khấu trừ, thực hiện kê khai hàng tồn kho theo pp kê khai thường xuyên, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ được kế toán ghi nhận trong các số liệu sau:
Số dư một số tài khoản cụ thể như sau:
Tài khoản 131: 140.000.000
+ Tài khoản 131 A: 45.000.000
+ Tài khoản 131 B: 25.000.000
+Tài khoản 131 C: 70.000.000
Tài khoản 139: 30.000.000
Tài khoản 004 D: 10.000.000
Tài khoản 141 X: 12.000.000

Đơn vị tính: đồng
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ như sau:
1.    Ngày 05/12: căn cứ báo cáo tài chính, khoản nợ của công ty B là không đòi được. Công ty tiến hành xóa nợ phải thu khách hàng B. Khoản nợ phải thu của công ty B đã được lập dự phòng 20.000.000đ.
2.    Ngày 07/12 xuất quỹ tiền mặt tạm ứng tiền công tác phí cho nhân viên Y là 10.000.000đ, nhân viên Z là 15.000.000đ
3.    Ngày 10/12, công ty được công ty D thanh toán khoản nợ đã được xử lý xóa nợ bằng tiền gửi ngân hàng 10.000.000đ.
4.    Ngày 12/12, nhân viên Y lập giấy thanh toán tiền tạm ứng gồm vật liệu nhập kho có tổng giá thanh toán 11.000.000đ, thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp đã chi thêm phần chênh lệch bằng tiền mặt.
5.    Ngày 15/12, nhân viên B lập giấy thanh toán tạm ứng gồm công cụ nhập kho có tổng giá trị thanh toán 13.000.000đ, thuế GTGT 10%. Nhân viên B đã nộp lại quỹ số tiền tạm ứng không chi hết.
6.    Ngày 16/12, nhân viên X giải chi phần tạm ứng gồm nhập kho công cụ dụng cụ 6.000.000đ, thuế GTGT 10%, chi tiếp khách 2.200.000đ, gồm 10% thuế GTGT, nộp lại quỹ 1.000.000đ, số tiền còn lại trấu trừ vào lương.
7.    Ngày 31/12, kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện số tiền thực có tại quỹ thiếu so với số tiền sổ kế toán là 1.200.000đ. Doanh nghiệp quyết định trừ vào lương của thủ quỹ trong 3 tháng.
8.    Ngày 31/12, Công ty xác định số tiền dự phòng nợ phải thu khó đòi cần phải trích lập là 30.000.000đ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12.

Bài giải:
1.    Xử lý xóa nợ:
Nợ  642: 5.000.000
Nợ 139: 20.000.000
    Có 131 B: 25.000.000
Đồng thời kế toán ghi sổ:
Nợ 004 B: 25.000.000
2.    Tạm ứng cho nhân viên:
Nợ 141 Y: 10.000.000
Nợ 141 Z: 15.000.000
    Có 111: 25.000.000
3.    Khách hàng trả nợ đã xử lý:
Nợ 1121: 10.000.000
    Có 711: 10.000.000
Đồng thời kế toán thực tế ghi nhận:
Có 004 D: 10.000.000
4.    Thanh toán tạm ứng:
Nợ 152: 11.000.000
Nợ 1331: 1.100.000
    Có 141 Y: 12.100.000
Chi tạm ứng:
Nợ 141 Y: 2.100.000
    Có 111: 2.100.000
5.    Thanh toán tạm ứng
Nợ 153: 13.000.000
Nợ 1331: 1.300.000
    Có 141 Z: 14.300.000
Chi tạm ứng:
Nợ 111: 700.000
    Có 141 Z: 700.000
6.    Thanh toán tạm ứng
Nợ 153: 6.000.000
Nợ 642: 2.000.000
Nợ 133: 800.000
Nợ 111: 1.000.000
Nợ 334: 2.200.000
    Có 141 X: 12.000.000
7.    Phản ánh sô tiền mặt bị thiếu so với sổ kế toán và có quyết định xử lý ngay:
Nợ 334: 1.200.000
    Có 111: 1.200.000
8.    Lập dự phòng:
Nợ 642: 20.000.000
    Có 139: 20.000.000
(Giải thích: 30.000.000 – 10.000.000 = 20.000.000đ)
Trên đây là một số bài tập kế toán các khoản phải thu. Bạn đọc có thể tham khảo và luyện tập.
>>> Chi phí tiếp khách trong doanh nghiệp.

 

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN