Tin mới
Kết thúc những ngày tháng tươi đẹp của một thời sinh viên các bạn sẽ phải đối mặt với những thử thách vô cùng khó khăn...
Bất cứ ai trong đời cũng phải đi xin việc ít thì cũng một lần và đa số là đi xin việc nhiều lần. Đặc biệt đối với các...
Quy trình kế toán công nợ phải trả liên quan chặt chẽ đến quy trình kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp bao gồm quy trình...
Thuế tài nguyên là thuế gián thu phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cách hạch toán thuế tài...
Sau khi làm xong báo cáo tài chính năm các bạn thường làm gì ? Bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh là bộ báo cáo có độ...
Chủ đề tìm nhiều
Lập bảng Cân đối số phát sinh trên Excel cực kỳ đơn giản
Là một kế toán bạn không thể bỏ qua việc làm Cân đối số phát sinh (CĐSPS) hàng tháng, hàng quý và năm.Với một số doanh nghiệp hoặc công ty nhỏ chưa sử dụng phần mềm thì vẫn sử dụng Excel để làm bảng Cân đối số phát sinh. Sau đây, kế toán Đức Minh sẽ hướng dẫn bạn đọc "Lập bảng Cân đối số phát sinh trên Excel cực kỳ đơn giản"
Bảng cân đối số phát sinh hay còn gọi là Bảng cân đối tài khoản dùng để phản ánh tổng hợp số hiện có đầu năm, số phát sinh tăng, giảm trong năm và số hiện có cuối năm được phân loại theo tài khoản kế toán của các loại tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Cách lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản chi tiết từng chỉ tiêu
Ví dụ về mẫu bảng Cân đối số phát sinh như sau:
Mẫu bảng Cân đối số phát sinh
Cột 1: Số hiệu tài khoản:
Ghi số hiệu của từng Tài khoản cấp 1 (hoặc cả tài khoản cấp 1 và cấp 2) doanh nghiệp đang sử dụng trong năm báo cáo
Cột 2: Tên tài khoản:
Ghi tên của từng tài khoản theo thứ tự từng loại mà DN đang sử dụng.
Cột 3, 4 Số dư đầu kỳ:
– Phản ánh số dư Nợ đầu năm và dư Có đầu năm theo từng tài khoản.
– Số liệu để ghi được căn cứ vào sổ cái hoặc nhật ký – sổ cái, hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở cột 7, 8 của Bảng cân đối tài khoản năm trước.
Cột 5, 6 Số phát sinh trong kỳ:
– Căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ, số phát sinh bên Có của từng tài khoản trong kỳ báo cáo.
– Số liệu để ghi được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của từng tài khoản ghi trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái trong kỳ báo cáo.
Số 7, 8 Số dư cuối kỳ
– Dùng để phản ánh số dư Nợ cuối kỳ và số dư Có cuối kỳ theo từng khoản mục của kỳ báo cáo.
– Số liệu ghi được tính như sau:
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm
2. Cách lập bảng cân đối số phát sinh trên Excel
Hướng dẫn cách lập bảng cân đối tài khoản trên Excel theo mẫu như hình minh họa ở phần 1
Các bước cụ thể như sau:
2.1. Cột Mã tài khoản, Tên Tài khoản: Dùng hàm Vlookup hoặc Copy từ Danh mục tài khoản về (Lưu ý với tài khoản cấp 2 của các tài khoản 333)
Lưu ý: Phải đảm bảo rằng danh mục tài khoản luôn được cập nhật thường xuyên các TK về Khách hàng và phải đầy đủ nhất.
2.2. Cột dư Nợ đầu kỳ và dư Có đầu kỳ: Dùng hàm Vlookup tìm ở phần số dư đầu kỳ của bảng cân đối phát sinh của Tháng 1 hoặc số dư cuối kỳ trước về (Phần dư đầu kỳ)
Ví dụ: Năm 2014, doanh nghiệp cũng sử dụng mẫu Bảng cân đối số phát sinh như trên. Các bạn sử dụng hàm Vlookup tìm kiếm giá trị số dư đầu kỳ bên Nợ của Tài khoản 1111 như sau:
Hướng dẫn cách lập bảng cân đối tài khoản trên Excel 1
Tại cột 3, số dư Nợ đầu kỳ của Tài khoản 1111
=VLOOKUP(A7,’CĐPS 2014’!$A$4:$H$142,7,1)
Trong đó:
A7: là Mã Tài khoản
‘CĐPS 2014’!$A$4:$H$142: Là bảng cân đối số phát sinh năm 2014
7: Giá trị ô cần lấy trong bảng CĐPS năm 2014, trong trường hợp này là số dư Nợ cuối năm 2014
1: Dò tìm giá trị tương đối
Cách làm tương tự với số dư Có đầu kỳ, Giá trị cần lấy là ô số 8 trong bảng CĐPS năm 2014
Các tài khoản khác, các bạn chỉ cần copy công thức xuống
(Giá trị đầu kỳ năm 2015 là giá trị cuối kỳ năm 2014 chuyển sang)
2.3 Cột phát sinh Nợ, Phát sinh Có trong kỳ: Sử dụng hàm SUMIF tổng hợp số liệu từ bảng Nhật ký chung của từng tháng sang (dãy ô điều kiện vẫn là cột TK Nợ/ TK Có).
Ví dụ: Năm 2014, doanh nghiệp cũng sử dụng mẫu Bảng cân đối số phát sinh như trên. Các bạn sử dụng hàm SUMIF để tính tổng số phát sinh trong kỳ bên Có của Tài khoản 1111 như sau:
Hướng dẫn cách lập bảng cân đối tài khoản trên Excel 2
Tại cột 6, Số phát sinh trong kỳ bên Có của Tài Khoản 1111:
=SUMIF(‘NKC&SC’!H4:H2250,CĐPS2015!A7,’NKC & SC’!I4:I2250)
Trong đó:
‘NKC & SC’!H4:H2250: là cột bên Có của sổ Nhật ký chung
CĐPS2015!A7: Tài khoản cần tính tổng là Tài khoản 1121
NKC & SC’!I4:I2250: Vùng cần tính tổng tức là số tiền phát sinh của sổ Nhật ký chung
Cách làm tượng tự như cột phát sinh trong kỳ bên Nợ của Tài khoản 1111
Các tài khoản khác, các bạn chỉ cần copy công thức xuống
2.4 Số dư cuối kỳ
Cột Nợ = Max (Số dư Nợ đầu kỳ + Số PS Nợ trong kỳ – Số dư Có đầu kỳ – Số PS Có trong kỳ,0)
Cột Có = Max (Số dư Có đầu kỳ + Số PS Có trong kỳ – Số dư Nợ đầu lỳ – Số PS Nợ trong kỳ, 0)
Ví dụ, Năm 2014, doanh nghiệp cũng sử dụng mẫu Bảng cân đối số phát sinh như trên. Các bạn sử dụng hàm Max tìm để tính giá trị Số dư Nợ cuối kỳ của Tài khoản 1111:
Hướng dẫn cách lập bảng cân đối tài khoản trên Excel 3
Tại cột 7, Số dư cuối năm bên Nợ của Tài khoản 111:
=MAX(C7+E7-D7-F7,0)
Trong đó:
C7: Số dư đầu kỳ bên Nợ của Tài khoản 1111
E7: Phát sinh trong kỳ bên Nợ của Tài khoản 1111
D7: Số dư đầu kỳ bên Có của Tài khoản 1111
F7: Phát sinh trong kỳ bên Có của Tài khoản 1111
Các tài khoản khác, các bạn chỉ cần copy công thức xuống
Đối với bên Có của các Tài khoản, các bạn áp dụng công thức như đã nêu ở trên nhé
2.5. Dùng hàm SUBTOTAL tính lại tổng cho từng TK cấp 1 (Chỉ cần tính cho những tài khoản có phát sinh)
Cú pháp = Subtotal(9, dãy ô cần tính)
Lưu ý: Sử dụng hàm SUBTOTAL cho TK 333
Ví dụ, Năm 2014, doanh nghiệp cũng sử dụng mẫu Bảng cân đối số phát sinh như trên. Các bạn sử dụng hàm SUBTOTAL để tính tổng cho từng TK cấp 1 của Tài khoản 1111:
Hướng dẫn cách lập bảng cân đối tài khoản trên Excel 4
Các Tài khoản còn lại, các bạn áp dụng tương tự như Tài khoản 1111
3. Những lưu ý khi lập xong bảng cân đối phát sinh tài khoản
Trên CĐPS thì tổng phát sinh bên Nợ phải bằng tổng phát sinh bên Có
Các tài khoản loại 1 và loại 2 không có số dư bên Có. Trừ một số tài khoản như 131, 214,.,
Các tài khoản loại 3 và loại 4 không có số dư bên Nợ, trừ một số tài khoản như 331, 3331, 421,..
Các tài khoản loại 5 đến loại 9 cuối kỳ không có số dư.
TK 112 phải khớp với Sổ phụ ngân hàng/Sao kê ngân hàng
TK 133, 3331 phải khớp với chỉ tiêu trên tờ khai thuế
TK 131 và TK 331 phải khớp với bảng tổng hợp công nợ
TK 152, 153, 155, 156 phải khớp với dòng tổng cộng trên Báo cáo NXT kho
TK 211, 213, 214 phải khớp với dòng tổng cộng trên Bảng khấu hao 211, 213
Tham khảo thêm một số bài viết về kế toán tại website: http://ketoanducminh.edu.vn
- Ngọc Anh –
>>> Cách lập bảng cân đối số phát sinh
>>> 3 bước xử lý khi bảng cân đối số phát sinh không cân
>>> Hướng Dẫn Hạch Toán Kế Toán Trên Excel Với Các Nghiệp Vụ Phát Sinh Tháng
>>> Học kế toán trên excel "Hướng dẫn vào sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung"
>>> Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Chẳng lo file nặng chiếm nhiều bộ nhớ nhờ nén và giải nén bằng winrar (08/08)
- Cách tách họ và tên trong excel không phải ai cũng biết (08/08)
- Bạn biết cấu trúc và cách dùng hàm LEFT trong Excel chưa? (04/08)
- Anh hùng bàn phím với 18 phím tắt Powerpoint sau đây (02/08)
- Không nên bỏ qua 7 thủ thuật Microsoft Word cực kỳ “hay ho” sau (31/07)
- 2 cách xóa dữ liệu, nội dung trùng lặp trong Excel (27/07)
- Cách ẩn và hiện các dòng/ cột trong Excel vô cùng đơn giản. (25/07)
- Cách chuyển dữ liệu từ cột thành dòng trong excel vô cùng đơn giản (21/07)
- Định dạng số 0 đằng trước trong dãy số trên Excel thật dễ dàng (20/07)
- Khôi phục lại file Word và Excel chẳng may chưa kịp lưu chỉ trong vài nốt nhạc (18/07)