Tin mới

Cơ quan quản lý thuế trực tiếp bao gồm những cơ quan nào? Trách nhiệm ra sao?
Khi thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế, người nộp thuế thường làm việc với cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Vậy,...
Đề xuất: Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm được hưởng thêm quyền lợi gì?
Vừa qua, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất quyền lợi khi đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm dành cho người...
Tài khoản thanh toán là gì? Tìm hiểu ưu nhược điểm của tài khoản thanh toán
Tài khoản thanh toán là một trong những loại tài khoản ngân hàng, đa dạng các chức năng và tiện ích giúp người sử dụng...
Các biện pháp thu hồi nợ thuế đang áp dụng 2024 là gì?
Các biện pháp thu hồi nợ thuế 2024 được cơ quan thuế áp dụng là gì? Bao gồm những biện pháp nào? Bị thu hồi nợ thuế thì...
Cách kiểm tra tiền thuế phải nộp trên eTax đơn giản trên điện thoại
Với sự ra đời của ứng dụng eTax, người nộp thuế hoàn toàn có thể tra cứu số tiền thuế mà mình phải nộp ngay trên điện...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Tư vấn nghề nghiệp

10 lý do bị trượt phỏng vấn

08/08/2014 10:33

Bạn có một CV tốt, năng lực giỏi và nhiều kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, bạn vẫn bị trượt phỏng vấn. Có thể bạn đã mắc phải một số điều sai lầm dưới đây.

 10 lý do bị trượt phỏng vấn

1. Không biết rõ mục đích của bản thân.

Rất nhiều ứng viên khi đi xin việc không biết rõ mục đích của họ là gì. Vì vậy, trước khi bạn tham dự cuộc phỏng vấn hãy tự đánh giá và trả lời câu hỏi để biết mục đích thực sự của mình là gì: Liệu công việc bạn đang ứng tuyển có thực sự phù hợp với bạn hay không?
 
2. Lo lắng quá mức.
Hãy tự nhủ với bản thân trước khi bước vào phòng phỏng vấn rằng: bạn không quá cần công việc này, có rất nhiều công việc phù hợp với bạn. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều về mặt tâm lý.
3. Ngôn ngữ cơ thể của bạn kém hiệu quả.
Ngôn ngữ cơ thể thể hiện sự tự tin. Ấn tượng ban đầu của bạn với nhà tuyển dụng rất quan trọng. Vì vậy, khi bước vào phòng phỏng vấn, hãy đi thẳng, mắt có hồn và bắt tay với nhà tuyển dụng một cách dứt khoát, không e dè.
 
4. Đánh giá thấp bản thân.
Khi tham gia cuộc phỏng vấn xin việc, bạn bình đẳng với mọi ứng viên khác. Vì vậy, hãy từ bỏ ngay ý nghĩ bạn chỉ là người phụ, không bằng những người khác. Cảm giác tự ti sẽ khiến bạn khó vượt qua chính mình và vượt qua cuộc phỏng vấn.
5. “Cái máy” trả lời câu hỏi.
Phỏng vấn xin việc là cuộc trò chuyện giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Bạn không nên chỉ biết trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng. Đó là lý do tại sao bạn nên chuẩn bị trước những câu chuyện về bản thân để “khoe” những thành tích của mình. Nếu có thể, trong khi trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng, bạn nên lồng ghép những câu hỏi có liên quan dành cho ông/bà ta.
 
6. Dài dòng.
Nói quá nhiều chi tiết thừa sẽ khiến bạn bị “knock – out”. Câu chuyện bạn đưa ra chỉ nên kéo dài từ 60 đến 90 giây. Hãy tập trung vào ý chính bạn muốn nói và trả lời nhà tuyển dụng. Đừng để lấp khoảng trống im lặng bằng những câu chuyện vô bổ, không liên quan.
7. Tỏ ra quá thân thiện.
Một nhà tuyển dụng giỏi và tâm lý sẽ biết cách làm bạn cảm thấy thoải mái trong 10 phút đầu của cuộc phỏng vấn. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ lợi dụng sự tâm lý của họ và có những hành động thân thiết thái quá, coi ông/bà ta như bạn bè vậy. Hãy tỏ ra chuyên nghiệp và đúng mực trong suốt cuộc phỏng vấn.
8. Đoán sai ý của nhà tuyển dụng.
Trong khi phỏng vấn, bạn không hiểu ý của nhà tuyển dụng và do đó bạn phải đoán ý của ông/bà ta. Tuy nhiên, không phải giả định nào bạn đưa ra cũng đều đúng cả. Nếu trong trường hợp bạn không nghe rõ hoặc chưa hiểu ý của nhà tuyển dụng, hãy hỏi lại ông/bà ta để hiểu rõ hơn. Tránh việc suy đoán lệch lạc ý của nhà tuyển dụng. Bạn có thể sẽ trở nên “ngớ ngẩn” trong mắt nhà tuyển dụng nếu trả lời không đúng ý của ông/bà ta.
9. Không giữ được bình tĩnh.
Các nhà tuyển dụng thường khiêu khích, chọc tức ứng viên khiến họ “nổ tung”. Bạn cố gắng đừng để rơi vào cái “bẫy” đó của nhà tuyển dụng. Khi bị nhà tuyển dụng “tấn công”, bạn hãy giữ bình tĩnh, không được nổi nóng và hoảng sợ.
10. Không hỏi những câu hỏi cụ thể.
Bạn muốn biết thêm về công việc để xem bạn có thực sự phù hợp không. Hãy chuẩn bị sẵn một loạt câu hỏi về công ty, về vị trí và về những nhân viên làm việc ở công ty. Tránh sử dụng những câu hỏi lựa chọn “Có/không”. Hãy để cho cuộc nói chuyện giữa bạn và người phỏng vấn trở nên sinh động, và nhớ ghi lại những điểm quan trọng mà nhà tuyển dụng nhấn mạnh. Hầu hết các nhà tuyển dụng không mấy ấn tượng với những ứng viên không có câu hỏi cho họ.
 


Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN