Tin mới

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?
Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ,...
Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền thì nên làm gì?
Trường hợp các bên đã ký kết hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận được tiền xảy ra rất nhiều trên thực tế. Bài viết dưới...
Lợi nhuận trước thuế là gì? Công thức tính lợi nhuận trước thuế
lợi nhuận trước thuế phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chi...
Cảnh báo hành vi lợi dụng thông tin cá nhân kê khống chi phí lương
Ngày 19/4/2024, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai đã ban hành Công văn 2710/CTDON-TTHT cảnh báo hành vi lợi dụng thông tin cá nhân...
Chữ ký số là gì? Hướng dẫn ký hợp đồng bằng chữ ký số
Bước cuối cùng của giao kết hợp đồng điện tử là ký hợp đồng. Tuy nhiên, tùy vào thỏa thuận sử dụng loại chữ ký nào mà...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho người đi làm

Sửa chữa nâng cấp Tài sản cố định và cách hạch toán

06/09/2017 11:32

Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại.....

Sửa chữa nâng cấp Tài sản cố định và cách hạch toán
  • Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của tài sản cố định.
  • Nâng cấp tài sản cố định: là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ; đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với trước.
  •  

Theo thông tư 45 của Bộ tài chính áp dụng từ ngày 10/06/2013

“Điều 7. Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định:

1. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.

3. Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.”

Cách hạch toán

a,Nếu sửa chữa có kế hoạch 
- Hàng tháng kế toán sẽ trích một khoản chi phí sẽ phải trả. Đó chính là chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch
Nợ TK 627, 641,642
Có TK 335 : Số theo kế hoạch.
- Khi tiến hành sửa chữa TSCĐ thì toàn bộ chi phí thực tế phát sinh kế toán ghi
Nợ TK 2413 : Số thực tế phát sinh
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331.
- Khi công việc sửa chữa hoàn thành kế toán quyết toán và số tiền theo kế hoach và số tiền thực tế phát sinh.
+ Nếu số kế hoạch lớn hơn số thực tế
Nợ TK 335: Số kế hoạch
Có TK 2413 : Số thực tế phát sinh
Có TK 627,641,642
+ Nếu số kế hoạch nhỏ hơn số thực tế phát sinh
Nợ TK 335
Nợ TK 627,641,642
Có TK 2413
+ Nếu số thực tế bằng số kế hoạch
Nợ TK 335
Có TK 2413
b, Kế toán ngoài kế hoạch
- Khi tiến hành sửa chữa, kế toán phản ánh chi phí thực tế phát sinh
Nợ TK 2413: Số thực tế
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
- Khi công việc sửa chữa hoàn thành kế toán kế chuyển để phân bổ dần
Nợ TK 242,142
Có TK 2413 : Số thực tế.
- Hàng tháng kế toán phân bổ dần 1 khoảng chi phí sản xuất kinh doanh
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 242,142.

 

Các khóa học tham khảo:
>>>  đào tạo kế toán tổng hợp
>>> khóa học kế toán ngắn hạn tại hà nội
>>> học kế toán misa

>>> đào tạo kế toán thực tế ở Hà nội

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN