Tin mới

Công ty có bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động không?
Căn cứ quy định tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10...
Doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa có phải xuất hóa đơn?
Quy định hiện hành có cho phép doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa hay không? Nếu được bán hàng vào nội địa thì...
Cập nhật các loại thuế doanh nghiệp phải nộp năm 2024
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Vậy, các loại thuế doanh...
Trường hợp nào được nghỉ 08/3 hưởng nguyên lương?
Để thể hiện sự tôn vinh những người phụ nữ, các cơ quan, đoàn thể thường tổ chức kỷ niệm dịp 08/3 rất trang trọng, tràn...
Có quan hệ liên kết nhưng không có giao dịch, có phải kê khai?
Đây là một trong những thắc mắc mà khá nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời điểm làm hồ sơ quyết toán thuế như hiện...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Kiến thức kế toán cho sinh viên

Những kinh nghiệm hữu ích dành cho sinh viên năm cuối trong kỳ thực tập

15/02/2017 11:43

Là một sinh viên năm cuối, chắc hẳn bạn đang có rất nhiều băn khoăn, lo lắng đối với kỳ thực tập sắp tới như mình sẽ thực tập ở đâu? Thực tập như thế nào? Thực tập có khó không? Môi trường thực thực tập như thế nào? Rất nhiều điều thắc mắc được gợi lên. Để giải đáp tất cả những thắc mắc trên, bạn hãy dành chút thời gian tìm hiểu các thông tin qua bài viết sau của Kế toán Đức Minh nhé

Những kinh nghiệm hữu ích dành cho sinh viên năm cuối trong kỳ thực tập

 

 

1. Thời gian chuẩn bị trước khi đi thực tập

1.1. Lên danh sách những chương trình tuyển dụng thực tập

 

Lên danh sách những chương trình tuyển dụng thực tập

Lên danh sách những chương trình tuyển dụng thực tập

Việc tìm một công việc thực tập phù hợp ngành học là điều không hề dễ dàng, vì vậy các bạn sinh viên nên đầu tư thời gian để thu thập thông tin thực tập từ những công ty thông qua ngày hội việc làm, những diễn đàn, cổng thông tin nghề nghiệp giữa sinh viên, nhà trường và công ty. Bạn hãy lập danh sách các công ty có chương trình thực tập phù hợp với mình bao gồm những thông tin yêu cầu bên dưới.

1.2. Chuẩn bị hồ sơ  nghề nghiệp ứng tuyển vào vị trí thực tập

 

Chuẩn bị hồ sơ  nghề nghiệp ứng tuyển vào vị trí thực tập

Chuẩn bị hồ sơ  nghề nghiệp ứng tuyển vào vị trí thực tập

Mỗi công ty, mỗi vị trí thực tập thường có những yêu cầu khác nhau, vì vậy bạn phải chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển phù hợp. Chuẩn bị hồ sơ  nghề nghiệp: các bạn sinh viên nên chuẩn bị trước hồ sơ nghề nghiệp càng sớm càng tốt. Đó là cơ hội để bạn nhìn lại những thành tích đã đạt được, xét lại và điều chỉnh những mục tiêu nghề nghiệp mình hy vọng muốn đạt trong tương lai. Những thành tích, kinh nghiệm đạt được bao gồm những thành tích học tập, những hoạt động học tâp, hoạt động đoàn, xã hội bạn đã tham dự trong quá trình rèn luyện kỹ năng cứng (kiến thức và kỹ năng kỹ thuật) cũng như kỹ năng mềm (kỹ năng sống và làm việc). Bạn nên thường xuyên cập nhật hồ sơ nghề nghiệp của mình theo từng thời gian học hay hoạt động xã hội.

1.3. Chuẩn bị thư ngỏ ứng tuyển thực tập

 

Chuẩn bị thư ngỏ ứng tuyển thực tập

Chuẩn bị thư ngỏ ứng tuyển thực tập

Thư ngỏ ứng tuyển vào vị trí thực tập giúp bạn nêu rõ các điểm mạnh của mình về tri thức, kỹ năng đáp ứng tốt cho vị trí thực tập. Bạn cũng sẽ nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp và lý do công việc thực tập ứng tuyển nằm trong quá trình rèn luyện và cố gắng của bạn. .

Nộp hồ sơ ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng thực tập: kiểm tra lại hồ sơ nghề nghiệp, thư ngỏ ứng tuyển thực tập thích hợp với vị trí thực tập. Xem lại những yêu cầu cụ thể của hồ sơ ứng tuyển để chuẩn bị đầy đủ. Kiểm tra tính chính xác các thông tin về công ty, vị trí xin việc, địa chỉ liên lạc, v.v, để hạn chế các trường hợp nhầm lẫn

(Ví dụ ứng tuyển vị trí thực tập của công ty này, nhưng nhầm lẫn tên đề gửi cho công ty kia, v.v.)

Nộp hồ sơ ứng tuyển: Nộp hồ sơ ứng tuyển một cách kỹ lưỡng, cẩn thận là thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với nhà phỏng vấn, người đọc hồ sơ của bạn.  Phần lớn các công ty xem đây là “vòng loại” đầu tiên để kiểm tra tính chăm chút, chú ý đọc kỹ thông tin của ứng cử viên.

2. Thời gian phỏng vấn thực tập

2.1.Chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn

 

Nắm bắt những thông tin cơ bản của công ty

Trang phục chỉnh tề, nghiêm túc

Nắm bắt những thông tin cơ bản của công ty, tên, vị trí của người phỏng vấn

Đem theo một bản hồ sơ nghề nghiệp để tham khảo

Trang phục chỉnh tề, nghiêm túc

Đến trước giờ phỏng vấn 10 phút

Bảo đảm tay của bạn khô ráo khi bắt tay người phỏng vấn

2.2. Tham dự phỏng vấn

 

Chào hỏi, bắt tay người phỏng vấn

Chào hỏi, bắt tay người phỏng vấn

Chào hỏi, bắt tay người phỏng vấn

Giới thiệu ngắn gọn về bản thân trong thời gian tối đa là 3 phút

Lắng nghe kỹ câu hỏi và trả lời tất cả, hạn chế lan man. Nếu như người phỏng vấn đang nói nhiều hơn bạn lúc đang hỏi bạn , điều đấy có thể là bạn đã không cung cấp đầy đủ câu trả lời như họ mong chờ. Nếu như bạn không chắc chắn về câu trả lời, bạn nên thành thật với người phỏng vấn về sự không chắc chắn đấy.

Tập trung vào các điều bạn có thể làm tốt nhất cho công việc, chứ không phải những điều công ty tuyển dụng có thể làm cho bạn. .

Tập trung vào những điểm mạnh của bạn, tránh các điểm không phải là điểm mạnh của bạn, ngoại trừ được yêu cầu cụ thể từ người phỏng vấn.

Đặt câu hỏi với người phỏng vấn về chi tiết công việc thực tập, các yêu cầu khác của công việc thực tập, về thông tin của công ty. Bạn chỉ nên đặt ra tối đa 3 câu hỏi cho người phỏng vấn.

Chào và cám ơn lúc ra về

Bạn tham khảo thêm điều nên làm và nên hạn chế khi tham dự phỏng vấn.

Bạn tham khảo thêm các câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng

2.3. Sau buổi phỏng vấn

 

ếu như kết quả bạn được nhận công việc thực tập, bạn phải trả lời cám ơn

Nếu như kết quả bạn được nhận công việc thực tập, bạn phải trả lời cám ơn

Sau lúc tham gia phỏng vấn, bạn nên gửi email cám ơn người phỏng vấn và công ty đã dành thời gian phỏng vấn và giải đáp các câu hỏi của bạn. .

Theo dõi các phương tiện liên lạc (điện thoại, email, địa điểm đăng ký nhận thư) để công ty tuyển dụng có thể liên lạc phản hồi kết quả phỏng vấn. Sau thời gian quy định (quy định bởi công ty tuyển dụng, hoặc là 3 – 5 ngày làm việc sau ngày phỏng vấn), nếu không nhận được phản hồi từ công ty tuyển dụng, bạn nên liên lạc để hỏi thăm tình trạng hồ sơ của bạn. .

Nhận kết quả phỏng vấn: nếu như kết quả bạn được nhận công việc thực tập, bạn phải trả lời cám ơn và xác nhận sẽ tham gia công việc thực tập như yêu cầu của công ty. Nếu như kết quả không như mong chờ, bạn không đáp ứng được yêu cầu của công ty, bạn nên trả lời cám ơn công ty tuyển dụng và hy vọng sẽ tiếp tục có cơ hội làm việc với công ty trong tương lai.

3. Thời gian tham gia thực tập

Tham gia chương trình thực tập, sinh viên tìm hiểu, chuẩn bị thông tin về công việc thực tập, tri thức chuyên ngành nghề liên quan để có thể lên kế hoạch thực hiện công việc thực tập có kết quả tốt nhất đúng với yêu cầu đặt ra.

 

Hòa nhập vào bộ phận, công trình, bộ phận nơi bạn thực tập

Hòa nhập vào bộ phận, công trình, bộ phận nơi bạn thực tập

* Một số kinh nghiệm giúp ích cho bạn như sau:

- Nắm bắt thời gian thực tập cụ thể từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, thời gian làm việc hàng ngày theo quy định của công ty, tuân thủ triệt để nội quy của công ty.

- Nắm bắt yêu cầu chi tiết đề tài và công việc thực tập

- Những kiến thức và kỹ năng đòi hỏi cho công việc thực tập (kỹ năng khoa học và kỹ năng “mềm”)

- Yêu cầu của kết quả công việc thực tập, báo cáo thực tập (Bạn cần tìm hiểu trước mẫu báo cáo thực tập của trường, của công ty (nếu có))

- Trách nhiệm, bổn phận cụ thể hàng ngày của bạn khi thực tập

- Lên kế hoạch làm việc chi tiết cho tất cả chương trình thực tập

- Bạn nên tham khảo ý kiến của người hướng dẫn và giáo viên hướng dẫn ở trường về kế hoạch của bạn và nghiêm chỉnh tuân theo để bảo đảm đúng tiến độ công việc.

- Báo cáo định kỳ với người chỉ dẫn thực tập và giáo viên hướng dẫn ở trường

     Tham khảo quan điểm, biện pháp giải đáp của người chỉ dẫn, những anh chị làm việc cùng với nhóm cho các vấn đề gặp phải, nhưng lưu ý là trước tiên bạn phải chủ động tìm hiểu để có được quan điểm, giải pháp riêng cho mình, cho dù giải pháp đấy chưa hẳn là tốt nhất.

- Hòa nhập vào bộ phận, công trình, bộ phận nơi bạn thực tập

    Bạn cần tạo mối quan hệ tốt với những anh chị làm việc nơi thực tập, bởi họ sẽ giúp hướng dẫn làm việc, hướng dẫn cách thức giao tiếp, cung cấp số liệu, góp quan điểm cho kết quả thực tập, báo cáo thực tập của bạn. .

     Chủ động tham gia những hoạt động nhóm, hoạt động thể thao, v.v, của công ty nếu như được phép.

- Ngọc Anh -

>>> Những kỹ năng hay cho các bạn sinh viên có một kỳ thực tập tốt

>>> Danh sách một số đề tài cho sinh viên thực tập kế toán

>>> Khó khăn của sinh viên thực tập ngành kế toán

>>> Ưu đãi khóa học kế toán thực tế cho sinh viên hè 2016 - 2017 ở Hà Nội

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN