Tin mới
Thế nào là bảo hiểm tai nạn lao động? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn về bảo hiểm tai nạn lao động, điều kiện...
Hiện nay, có rất nhiều người kiếm được hàng tỷ đồng mỗi năm trên các nền tảng Youtube hay Facebook, vậy câu hỏi đặt ra...
Hiện nay, nhiều cá nhân, doanh nghiệp còn băn khoăn thuế thu nhập không thường xuyên là gì? Cách tính thuế thu nhập cá...
Người lao động cán bộ, công chức khi đi làm việc có thể được hưởng rất nhiều khoản phụ cấp. Một trong số đó là phụ cấp...
Trong giai đoạn phát triển như hiện nay, việc người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống và làm việc đã trở nên hết sức...
Chủ đề tìm nhiều
Những điều bạn nên biết trước khi rời ghế nhà trường
Mình thích học môn gì? Thị đại học mình sẽ chọn học ngành gì? Học ở đâu? Một mớ những câu hỏi sẽ xuất hiện khi các bạn là học sinh năm cuối chuẩn bị kì thi tốt nghiệp phổ thông để đến với giản đường lớn hơn “giảng đường đại học” Học không phải là tất cả nhưng học là nền tảng cho tất thảy mọi thứ cho sự tồn tại con người.

1. Hãy xác định bạn “thích” học gì?
Hãy xác định bạn "thích" học gì?
- Không phải cứ bảo học là được, học hay làm bất cứ thứ gì đều phải có sự “ yêu thích” thì mới theo đuổi được lâu dài. Khi đi học ai chẳng thích học giỏi, có ai muốn mình là người bị điểm thấp đâu nhưng cuộc sống luôn là như vậy. Mỗi người sẽ có một điểm mạnh riêng để phát huy thế mạnh đó của mình. Vì vậy, khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy cố gắng xác định được ít nhất một niềm yêu thích đối với một môn học nào đó kê cả những môn như thể dục để có thể xác định được ngành học mình mong muốn sau khi mình tốt nghiệp.
2. Hãy “đầu tư” cho điều mà bạn “thích”
Hãy "đầu tư "cho điều bạn "thích"
- Thích không thôi chưa đủ, giống cây có tốt đến đâu mà không chăm thì nó cũng sẽ không phát triển được hoàn thiện và niềm yêu thích đối với một môn học nào đó cũng vậy. Bạn thích môn toán thì bạn phải chịu khó tìm các tài liệu, sách, bài tập về môn toán để làm cho thật thành thạo các dạng bài, phép toán. Bạn thích môn mỹ thuật nhưng bạn không có giấy vẽ, màu vẽ, bút chì,…thử hỏi xem liệu bạn có thể vẽ đẹp được hay không khi tất cả mọi thứ chỉ dừng lại ở việc tôi “thích” không thôi. “Đầu tư” là một sự phát triển lâu dài, dài hơi cho tương lai sau này của bạn.
3. Hãy chọn “đất” - môi trường để cho sự “thích” phát triển
Chọn "đất" - môi trường để phát triển niềm "yêu thích"
- Cây trồng phát triển tốt một phần cũng nhờ đất, con người có giỏi hay không yếu tố môi trường xung quanh là vô cùng quan trong. Các cụ ta có câu “ gần mực thì đen gần đèn thì sáng” môi trường có tốt thì cái niềm yêu thích của mình mới có thể được tối ưu cao nhất. Không phải vậy mà các bậc phụ huynh đua nhau chạy cho con vào trường điểm để học. Đơn giản vì trường điểm có những thầy cô giáo giỏi và có rất nhiều người học giỏi ý thức tốt ở đó, con mình được học ở môi trường tốt như vậy thì chắc chắn cũng sẽ học được nhiều điều hay.
- Bên cạnh việc được học ở một môi trường tốt với niềm yêu thích thì chúng ta cũng luôn phải có một ý thức tốt đi kèm. Siêng năng, chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, những điều mình chưa biết. Có như vậy mới phát triển hoàn thiện bản thân được.
4. “Ươm mầm yêu thích” tới vùng đất rộng lớn hơn – giảng đường đại học
“Ươm mầm yêu thích” tới vùng đất rộng lớn hơn – giảng đường đại học
- Hãy chọn trường đại học như chọn cái sự “thích” của mình. Giảng đường đại học nó khác và lớn hơn rất nhiều so với những gì các bạn học sinh nghĩ, Nó là một xã hội thu nhỏ lại. Nơi có các thầy, cô giáo, các giảng viên đại học và sinh viên nhưng tại đây sự nhắc nhở quan tâm không còn được như môi trường cấp ba. Ở môi trường này tinh thần, ý thức tự giác của bạn phải đưa lên cao nhất. Bạn có thể đi muộn về sớm không ai nhắc, ghi chép bài đầy đủ không cũng không ai quan tâm. Bạn đã lớn và các thầy cô ở đây hiểu điều đó, họ sẽ không uốn nắn chỉ bảo từng điều cho bạn như thầy cô giáo cấp 2, cấp 3. Vì giảng đường quá lớn và lượng sinh viên trên một giảng đường cũng rơi tầm 50-100 người thậm chí có những môn đại cương học đông có thể là 200 người một giảng đường vậy nên nhiệm vụ của các thầy cô giáo trên giảng đường là truyền tải sao cho nhanh gọn dễ hiểu đến tất cả các sinh viên. Bạn không chú ý là những kiến thức đó sẽ không được tiếp thu và có thể dẫn đến việc hổng kiến thức sau này.
- Việc “hổng” kiến thức rất nguy hiểm vì hệ lụy mà nó kém theo sẽ là nhũng kiến thức về sau bạn sẽ không nắm chắc dẫn đến mọi thứ mơ hồ, không chắc và có thể làm cho bạn chán học không còn yêu thích đối với những gì mình đã chọn nữa.
Việc tìm kiếm sự yêu thích đã là rất khó rồi, nuôi dưỡng để phát triển nó còn khó hơn, vì vậy hãy làm và giữ vững tinh thần học hỏi, mê say đối với niềm yêu thích của mình khi còn có thể và phát triển nó thật tốt.
>>> Học sử dụng phần mềm kế toán misa
- Ngọc Anh -
Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.
Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:
Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h
Bảng giá khóa họcTỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH
Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- AI CẦN XINH & ĐẸP??? (20/10)
- Điều gì đã mang tôi đến với kế toán? (20/10)
- LÁI XE AN TOÀN – CÁC BẠN “ KẾ” ĐÃ BIẾT CHƯA Ạ? (18/10)
- Kế toán có thực sự phù hợp với bạn? (07/10)
- Bụng phệ dân kế toán cũng phải bay biến với những tuyệt chiêu sau (30/09)
- Mình thích thì mình làm thôi (y) (30/09)
- Kế toán – cái nhìn tổng quan nhất. (27/09)
- Thực trạng đáng “gờm” nghề kế toán hiện nay (24/09)
- Năm học mới kể chuyện lựa chọn ngành học kế toán (23/09)
- Kế toán - đừng bao giờ nhìn nhận sai về tôi (19/09)