Tin mới

Chi phí quảng cáo và cách hạch toán? Kế toán Đức Minh.
Hạch toán chi phí quảng cáo từ các nhà mạng Google hay Facebook hiện nay là một khoản chi phí thường xuyên tại nhiều...
Quy định mới nhất về Hóa đơn do Cục Thuế đặt in theo Thông tư 78/2021/TT-BTC
Hóa đơn do Cục thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho các tổ chức, doanh...
Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan và hướng dẫn sử dụng
Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu là tài liệu quan trọng khi làm tờ khai hải quan. Doanh nghiệp cần nắm vững các mã loại...
Chính thức gia hạn chính sách giảm 2% thuế GTGT từ 01/01/2025
Ngày 30/11 vừa qua, tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc tiếp tục giảm...
Điều kiện tạm hoãn hợp đồng lao động và thủ tục tạm hoãn – Kế toán Đức Minh.
Những trường hợp nào được phép tạm hoãn hợp đồng lao động? Cùng Kế toán Đức Minh tìm hiểu rõ hơn về các trường hợp này...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Tư vấn nghề nghiệp

11 điều lầm tưởng về lương của ứng viên

07/08/2014 01:56

Mức lương tương xứng năng lực không hề dễ dàng đạt được mà phải trải qua cuộc đấu trí giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Bạn đã phỏng vấn qua nhiều vị trí nhưng vẫn chưa có được mức lương mong muốn, có thể vì những lầm tưởng hết sức đơn giản.

 11 điều lầm tưởng về lương của ứng viên
1 – Hồ sơ chỉ được xem xét khi ghi rõ mức lương mong muốn
Trong các quảng cáo tuyển dụng, bạn có thể thấy yêu cầu trên và bạn lập tức đưa ra một mức lương để đáp ứng điều kiện vòng ngoài. Nhưng nếu con số bạn đưa ra dù là quá cao hay quá thấp đều khiến bạn lùi bước trong cuộc đua. Nếu bạn là ứng viên giàu năng lực, nhà tuyển dụng sẽ không thảy hồ sơ bạn sang một xó chỉ vì thiếu phần mức lương mong muốn.

2 – Chính sách lương không hề có ngoại lệ
Thực chất các trường hợp đặc biệt luôn được cân nhắc về mức lương. Nếu bạn là ứng viên tốt nhất và nhà tuyển dụng lo rằng bạn không nhận việc vì mức lương thấp, họ sẽ phá lệ và đưa ra mức hấp dẫn hơn cho bạn.

3 – Nhà tuyển dụng không thích thương lượng lương
Hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ trân trọng bạn hơn khi thấy bạn đấu tranh cho những gì bạn xứng đáng được hưởng và nêu rõ vì sao họ cần nhận bạn với mức lương như thế.

4 – Trước đây lương thấp = Sau này lương cũng thấp
Cho dù mức lương khởi điểm của bạn tệ hại như thế nào đi nữa, bạn luôn có thể chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được bước tiến mới trong năng lực và nghiệp vụ của mình, và đòi hỏi mức lương cao hơn.

5 – Luôn thỏa thuận để đạt mức lương cao nhất
Mức lương tương xứng không phải là mức lương cao nhất bạn có thể giành lấy. Bạn có quan tâm đến những phúc lợi khác, tiền thưởng, chất lượng công việc và cuộc sống. Đó có phải là công viêc bạn muốn làm và sau giờ làm việc, bạn vẫn có không gian cho riêng mình?

6 - Mức lương luôn là cố định cho mỗi vị trí dự tuyển 
Tất cả các mức lương đều có thể thương lượng. Cho dù bạn không thể thành công trong việc đưa ra mức lương tốt hơn, bạn cũng có thể đấu tranh cho các phúc lợi và tiền thưởng khác.

7 – Dù sao mức lương khởi điểm chỉ là khởi điểm
Sai! Chế độ tăng lương hay thưởng đều dựa trên mức lương khởi điểm này. Đừng nghĩ bạn sẽ được tăng lương vượt trội nhờ vào thành tích tốt. Nếu bạn nhận mức khởi điểm thấp mà không thương lượng, nó sẽ ảnh hưởng cả chế độ lương thưởng sau này của bạn.

8 – Không thương lượng lương thì dễ có cơ hội được nhận
Đây không phải là chiến lược tốt và đôi khi phản tác dụng, khiến bạn mất giá trị trong mắt nhà tuyển dụng, giảm sự tự tin của bạn và đôi khi làm mất đi cơ hội của bạn.

9 – Đồng ý ngay khi nhà tuyển dụng đưa ra mức lương đầu tiên
Thực tế, bạn nên thương lượng thêm dù nhà tuyển dụng đồng ý nhận bạn vì đó có thể chỉ là mức khởi điểm của công ty cho vị trí của bạn. Hầu hết các  nhà tuyển dụng đều chuẩn bị tinh thần là sẽ có thương lượng và luôn đưa ra mức khởi điểm thấp nhất.

10 – Gật đầu ngay tắp lự khi được nhận
Nhiều ứng viên thường lo sợ sẽ có người khác sẵn sàng giành lấy vị trí của mình nếu không gật đầu nngay khi nhà tuyển dụng thông báo chọn bạn. Chưa hẳn vậy, trừ khi bạn chính thức nói không, bạn vẫn có ít nhất 24 tiếng để suy  nghĩ về quyết định của mình.

11 – Ứng viên khác sẽ soán ngôi của bạn vì yêu cầu mức lương thấp hơn
Đừng lo sợ điều đó. Nếu nhà tuyển dụng thật sự muốn tuyển bạn và bạn biết rõ giá trị của mình, họ sẽ có chế độ đãi ngộ tương xứng.
 
Vậy giải pháp sẽ là: 

 
1 - Chuẩn bị tâm lý để thỏa thuận lương

Như bạn biết đấy, thõa thuận lương là một vấn đề cực kỳ tế nhị, bạn cần phải dành ra thời gian để suy ngẫm, chuẩn  bị thông tin, sàn lọc chúng để đưa ra những lý lẽ thuyết phục nhà tuyển dụng.

Quy tắc đầu tiên mà các nhà lãnh đạo khuyên bạn, đó là bạn  nên kiên quyết lựa chọn mức lương phù hợp với vị trí ứng tuyển. Bạn không thể nhận một mức lương cao hơn nếu bạn trì hoãn mở lời và ra quyết định, sự tự ti lúc này hoàn toàn không được đánh giá cao. Nên nhớ rằng, bạn hoàn toàn có quyền tin vào khả năng và sự cống hiến dài hạn của chính mình, hãy để nhà tuyển dụng nhìn thấy điều này.

2 - Thu thập thêm thông tin - đây chính là vũ khí mà bạn cần

Để nắm rõ được mức lương tương xứng cho vị trí công việc của bạn ra sao, bạn cần phải có động thái đó là tìm hiểu thông tin và thu thập thông tin. Điều này thực sự cần thiết giúp bạn có sự cân nhắc cẩn trọng hơn trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào vào thời điểm quan trọng.

Như một điều hiển nhiên: bạn càng nắm bắt được nhiều thông tin bao nhiêu thì bạn càng có cơ hội thương lượng  để có  một mức lương hấp dẫn và phù hợp dành cho bạn.

Cụ thể, bạn nên: 

Cập nhật thông tin về mặt bằng lương: Khi kinh tế suy yếu, các doanh nghiệp buộc phải thận trọng hơn khi lập và sử dụng ngân sách, trong đó bao gồm cả quỹ lương. Có khả năng, cùng một vị trí nhưng mức lương họ trả giờ đây có thể chỉ bằng 70 – 80 % so với lúc trước. Do đó, để tránh đưa ra những mức lương gây “sốc” cho NTD trong lúc phỏng vấn, việc đầu tiên bạn nên làm là cập nhật thông tin về mặt bằng lương của vị trí bạn ứng tuyển.

Bạn có thể truy cập vào các trang web về giáo dục – đào tạo để theo dõi những bài viết giới thiệu về các ngành nghề trong xã hội với một số thông tin về mức lương; hoặc các trang web về việc làm để tìm kiếm thông tin lương có thể đăng kèm với vị trí tuyển dụng. Ngoài ra, bạn cũng nên tận dụng mạng lưới quan hệ xã hội(networking) của mình. Hãy hỏi thăm bạn bè hoặc người thân làm việc trong ngành về mức lương của các vị trí tương đương, nhưng nên đề cập một cách khéo léo vì đây là vấn đề tế nhị.

Tham khảo ý kiến từ người thân của bạn, có thể là những người đi trước mà bạn quen, gần nhất là bạn bè. Họ sẽ không ngại giúp đỡ bạn và nếu may mắn bạn còn được hé lộ những thông tin hữu ích khác.

3 - “Thẩm định” chính xác giá trị của bản thân

Thời gian gần đây, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các thông báo tuyển dụng như sau: “Cần tuyển một Trợ lý Tổng Giám Đốc kiêm Marketing” hay “Cần tuyển một kỹ thuật viên đồ họa có 3-4 năm kinh nghiệm và có thể kiêm nhiệm phụ trách IT cho công ty”. Trong thời điểm kinh tế khó khăn, việc NTD đòi hỏi ứng viên phải có khả năng đảm nhiệm nhiều công việc như thế cũng là điều dễ hiểu. Vì thế, bạn cần nắm chắc tất cả những giá trị mình có thể đóng góp cho công ty nếu được tuyển dụng như kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc …, chẳng hạn: kinh nghiệm 5 năm làm thư ký cho các tổ chức nứơc ngoài, cử nhân Quản trị Kinh Doanh, chứng chỉ Giám Đốc Tiếp Thị …Đây rất có thể sẽ là những yếu tố giúp bạn “ghi điểm” khi thương lượng lương với NTD.


4 - Tham khảo thêm các chế độ đãi ngộ

Nhìn chung, người ta đi làm chủ yếu vì “động cơ tài chính”, nghĩa là muốn kiếm một khoản thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Tuy nhiên, các yếu tố khác như cơ hội đào tạo, tích lũy kinh nghiệm, niềm tự hào khi được làm việc cho một công ty tên tuổi … cũng không kém phần quan trọng. Đặc biệt, ngoài lương chính thức ra, bạn bao giờ cũng được hưởng những khoản phúc lợi khác như tiền thưởng hàng năm, tiền trợ cấp … Vì vậy, vào thời điểm NTD khó có thể trả mức lương (chính thức) cao cho bạn như thường lệ, bạn nên lưu ý đến những yếu tố này khi thương lượng lương để có một sự đánh giá toàn diện và đúng đắn hơn về những lợi ích công việc này có thể mang đến cho bạn.

Bạn cần đưa ra những tiêu chuẩn để đánh giá mức lương cùng chính sách đãi ngộ của công ty, điển hình như:
+ Bảo hiểm y tế
+ Cơ hội đào tạo và phát triển
+ Cơ hội thăng tiến

Hãy làm một phép so sánh chế độ lương bổng đó với mong muốn của bản thân và chính sách lương bổng bình quân của thị trường.

Sau đó bạn hãy tự hỏi “Mức lương và các chế độ đãi ngộ đó có thể thỏa mãn các chi phí sinh hoạt và những mong muốn cơ bản khác của cá nhân bạn?”

Ngoài lương, các chế độ đãi ngộ khác là thực sự cần thiết để quyết định sự gắn bó lâu dài của nhân viên. Nếu lương được xem là điều kiện cần để một ứng viên bắt đầu công việc, thì các chế độ đãi ngộ được ví là điều kiện đủ để giữ chân nhân viên và thúc đẩy lòng nhiệt huyết của họ.

 

Bạn hãy cân nhắc thật kỹ khi đưa ra quyết định bạn nên chọn mức lương làm hài lòng cả đôi bên


 

Thông thường, nếu NTD đề cập đến lương bổng thì có nghĩa là họ đã khá ưng ý với ứng viên rồi. Vì thế, lúc phỏng vấn ở một công ty sản xuất hàng tiêu dùng, anh X, chuyên viên quản trị mạng, đã rất vui mừng khi nghe NTD hỏi : “Anh đề nghị mức lương ra sao?”. Tuy nhiên, anh vẫn cẩn thận tìm hiểu thêm thông tin từ NTD: “Trước khi bàn về mức lương của tôi, ông có thể cho tôi biết ngân sách của công ty dành cho vị trí này?”

Thông tin NTD đưa ra: “Mức lương dao động từ 400 – 500 USD nhưng còn tùy vào năng lực của ứng viên” làm anh hơi thất vọng vì mức lương anh mong muốn là 520 - 600 USD. Tuy nhiên, anh hiểu rằng vào thời điểm hiện tại không nên đòi hỏi quá nhiều ở NTD. Vì thế, anh trả lời: “Hiện nay, tôi kiếm được 490 USD/tháng. Cũng giống như hầu hết mọi người, tôi mong muốn cải thiện mức lương của mình. Tuy nhiên, mặt khác, đối với tôi, được làm công việc này đã là phần thưởng giá trị nhất. Vì thế, tôi đề nghị mức lương khởi điểm 500 USD/tháng” Cuối cùng, NTD đã đồng ý với đề nghị này của anh.

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN