Tin mới

Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài 2024 thế nào?
Doanh nghiệp Việt Nam có quyền tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu...
Không đăng ký chương trình khuyến mại có bị phạt không?
Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại mà không đăng ký chương trình khuyến mại thì có bị xử phạt hay không? Mức xử...
Hoạt động khuyến mại nào phải đăng ký? Thủ tục như thế nào?
Những hoạt động khuyến mại phải đăng ký bao gồm gì? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký hoạt động khuyến mại? Hồ sơ đăng...
Thuế tiêu thụ đặc biệt có áp dụng với cây thuốc lá hay không? Kế toán Đức Minh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ...
Tài liệu kế toán là hóa đơn được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? Kế toán Đức Minh.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc duy trì hồ sơ kế toán là một phần không thể thiếu đối với mọi tổ chức và...

Hình ảnh

Được tài trợ

nanoweb
Tư vấn nghề nghiệp

Khó khăn của sinh viên thực tập ngành kế toán

14/12/2016 04:10

Thực tập chính là thời gian “vàng” để sinh viên năm cuối nói chung và kế toán nói riêng có cơ hội rèn luyện và thực hành thực tế trên chứng từ, cũng là cơ hội tìm kiếm một công việc mơ ước của không ít bạn sinh viên. Tuy nhiên, hành trình tìm kiếm và thực tập chính thức không hề dễ dàng.

 Khó khăn của sinh viên thực tập ngành kế toán
Sinh viên chuyên ngành kế toán khó có cơ hội rèn nghề, vì vậy rất nhiều bạn sinh viên không thực sự coi trọng kỳ thực tập của mình.
 

1. Ít có cơ hội “rèn nghề”

Cũng như bất cứ một ngành nghề nào, những kỳ kiến tập, thực tập kế toán
luôn là cơ hội để sinh viên có cơ hội làm quen với môi trường làm việc, rèn luyện kỹ năng của ngành nghề mình theo học.
Sinh viên chuyên ngành kế toán cũng vậy, sau những ngày cặm cụi làm sổ sách lý thuyết ở trường, trong thời gian thực tập sẽ được làm việc với những giấy tờ, chứng từ, số liệu, báo cáo có thật của cơ quan mình đến thực tập.
Trải qua những vòng thi loại, Tươi – sinh viên lớp K44D3 khoa Kế toán trường Đại học Thương Mại, đã chính thức được nhận vào thực tập tại Công ty Kiểm toán ATC. Công việc hàng ngày của Tươi trong thời gian thực tập là lập các file kiểm toán, đối chiếu số liệu thống kê, xem xét các chứng từ, làm các báo cáo nhỏ.
Lần đầu tiếp xúc với những số liệu và báo cáo thực, Tươi cũng không tránh được việc mắc phải những sai sót, xong cô bạn luôn được các anh chị trong công ty chỉ bảo tận tình. Không hiểu hay mắc lỗi ở đâu, đều có thể hỏi và được hướng dẫn làm cho đến khi chính xác.
Tươi xác định: “Đây là thời gian quý báu để mình được thực hành và học hỏi, nên mình luôn cố gắng tận dụng và làm tốt nhất. Mình muốn tích lũy kinh nghiệm từ bây giờ, để sau này không bị bỡ ngỡ trước những câu hỏi của nhà tuyển dụng”
Nhiều sinh viên đã tham gia thi tuyển vào những công ty lớn, vừa thực tập vừa là cơ hội và có một mức thu nhập đáng mong đợi sau khi ra trường. Điều này đòi hỏi bạn phải có một lượng kiến thức chuyên môn và kĩ năng tốt trong công việc.

2. Khi thực tập chỉ để xin dấu

Không phải sinh viên kế toán nào cũng xác định mình phải tích lũy được kinh nghiệm kế toán thực tế, học hỏi được nhiều kỹ năng sau kỳ thực tập. “Các bạn xin vào thực tập được ở một công ty nào đó, cốt để xin dấu xác nhận cuối đợt”, Dũng – Cựu sinh viên khoa Kế toán trường Cao Đẳng Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội nhớ lại nói.
Trong khoảng thời gian 3 tháng thực tập của mình, Huyền (lớp KT3B, Khoa Kế Toán, trường CĐ Nghề Cơ Điện Hà Nội) đã tranh thủ đi làm thêm thay vì đến công ty thực tập. Cô bạn chia sẻ: “Có đến công ty ngày đầu để nộp giấy tờ, và có lẽ chỉ trở lại vào ngày cuối cũng của đợt thực tập để xin dấu thôi là được”.
Khi được hỏi vì sao không coi trọng thời gian đến công ty thực tập của mình, rất nhiều bạn đã trả lời rằng: "Công ty không cần mình, không nhiệt tình giúp mình, hơn nữa mình cũng chỉ xin dấu là chính, sau này ra trường, vào nghề, mình sẽ được học hết."
Rõ ràng việc sinh viên kế toán đi thực tập có nghiêm túc hay không phụ thuộc khá nhiều vào nơi đến thực tập. Ở đó có tin tưởng bạn, nhiệt tình với bạn, tạo cơ hội cho bạn được làm việc và rèn luyện mình hay không.
Tuy nhiên, không thể vì thế mà sinh viên kế toán nói riêng và các ngành nghề khác nói chung không có trách nhiệm và xem nhẹ thời gian thực tập của mình, nên chủ động hơn trong công việc và tham gia các khoá đào tạo kế toán thực hành. Vì vẫn luôn có những công ty sẵn sàng và nhiệt tình giúp đỡ sinh viên rèn nghề. Điều quan trọng là bạn luôn biết tìm kiếm những cơ hội, và giành cơ hội đó về cho mình.

 

Nếu vẫn chưa tìm được cơ hội thực tập hay cảm thấy công việc tại các công ty quá nhàm chán và không thu được kinh nghiệm gì, bạn có thể tham giá khoá học kế toán tại Trung tâm đào tạo kế toán Đức Minh. Tham gia khoá thực tập kế toán tại đây sẽ giúp bạn củng cố kĩ năng, các nghiệp vụ kế toán và có thêm kinh nghiệm làm kế toán. Ngoài ra, bạn còn được hỗ trợ tư vấn chọn đề tài và làm báo cáo thực tập trong suốt thời gian tham gia.
Theo Báo mới

 

 

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

  • Chia sẻ
Bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN